Chủ nhật 10/12/2023 23:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nam Định: Đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN

10:04 | 20/09/2023

(Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định có Văn bản số 711/UBND-VP3 về chủ trương cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ, đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN.

Nam Định: Đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN
Vườn Quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ đề cử thành Vườn Di sản ASEAN.

Xét đề nghị của Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại Tờ trình số 161/TTr-VQG ngày 6/9/2023; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2758/TTr-SNN ngày 11/9/2023 về việc đề xuất tham gia Vườn Di sản ASEAN, UBND tỉnh Nam Định đồng ý cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN. Vườn Quốc gia Xuân Thủy có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ đảm bảo theo đúng trình tự thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được biết đến là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Đây không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi có sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên khăng khít với nhau.

Nam Định: Đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN
Một góc Vườn Quốc gia Xuân Thủy ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy với tổng diện tích khoảng 15.000ha, bao gồm vùng lõi 7.100ha trong đó có 3.100ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và khoảng 4.000ha đất còn ngập nước; vùng đệm rộng 7.233ha, bao gồm 960ha phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, toàn bộ bãi trong với diện tích 1.997ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.

Năm 1988, Vườn Quốc gia Xuân Thủy chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar. Đây là bãi vùng triều cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí cửa sông có tốc độ bồi lắng phù sa trung bình hàng năm khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển cũng là nơi cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu và các loài khác.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn là “ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen - loài chim đã được ghi vào sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tháng 10/2004, UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Xuân Thủy là vùng quan trọng số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá kiến trúc nghệ thuật độc đáo của đình Chu Quyến ở xứ Đoài

    Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê, với duy nhất một tòa đại đình ba gian hai chái, với hoa văn trang trí đặc sắc cả trên đất nung và gỗ.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận thêm 3 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6626/UBND-VX1 gửi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa về việc đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với 3 hiện vật tỉnh Hà Tĩnh đang lưu giữ.

  • Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan

    (Xây dựng) – Đầu tháng 12/2023 một đám cưới truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường, ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) được phục dựng đã đón nhận sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

  • Điệu nhảy Garba được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, điệu nhảy Garba của Ấn Độ đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể danh giá của UNESCO.

  • Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa - Chìa khóa để phát triển du lịch Lai Châu

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng các tầng lớp nhân dân tỉnh Lai Châu luôn xác định công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc sẽ là chìa khóa chính để phát triển du lịch của địa phương, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

  • Về với biển Tuần Châu

    (Xây dựng) - Ngày 23/11/1963, Bác Hồ về thăm Tuần Châu lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng. Người đã căn dặn: “Phải biến Tuần Châu thành ngọc châu”. Suốt 60 năm qua, quân dân và những người yêu hòn đảo, đã nỗ lực hiện thực hóa mong ước đó của Bác. Từ một hòn đảo hoang dã, nghèo khó bậc nhất tỉnh Quảng Ninh, Tuần Châu nay đã thành viên ngọc sáng nhất của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load