Thứ tư 05/02/2025 19:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Mùng một Tết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

23:38 | 31/01/2014

(Xây dựng) - Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long (thời nhà Lý), là tổ hợp gồm hai di tích: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Di tích  đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 28/4/1962. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử. Tuy nhiên, quy mô và kiến trúc ở đây đơn giản hơn.


Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.

Bốn mặt đều là phố, cổng chính phía Nam là phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện thích rộng 54.331 m2.

Trước mặt Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.

Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.

Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những bức tường ngăn ra làm 5 khu, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng qua lại nhau:

Khu thứ nhất: Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu thứ hai: Từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các.

Khuê Văn các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp.

Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng.

Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Hai bên phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.

Khuê Văn các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Khu thứ ba: Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích.

Khu thứ tư: Là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung.

Khu thứ năm: Là khu Thái Học. Trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của Tòan Thế giới.

Không biết tự bao giờ, cứ sáng mùng một Tết nguyên đán hàng chục ngàn người dân Hà Nội  đổ dồn về di tích lặng lẽ chắp tay trước các bậc tiền bối cầu nguyện trí tuệ hanh thông; dân giàu, nước mạnh trên nền tảng của nền văn hiến. Phóng viên Báo Xây dựng đã ghi nhận một số hình ảnh tại khu di tích. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.


Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).


Hàng chục vạn người dân Hà Nội dồn về di tích lặng lẽ chắp tay trước các bậc tiền bối cầu nguyện trí tuệ hanh thông; dân giàu, nước mạnh trên nền tảng của nền văn hiến


Thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia tiến sĩ.


Con cháu các bậc túc nho vẫn nghiên mực, túi thơ gìn giữ muôn đời nét chữ của cha ông


Các nhà nghiên cứu văn hóa nước ngoài ngỡ ngàng  trước một dân tộc có nền văn hiến tự ngàn đời


Nghệ nhân  nghề Tò he xứ Đoài vẫn tạo dựng hình ảnh các sĩ tử của một thời "Đất nước hóa thành văn"


Mặc sự ồn ã của phố phường, một công dân trẻ của Thủ đô đang miệt mài đọc chữ thánh hiền

Thùy Anh – Tố Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Nội: Khai mạc Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành Thành phố và huyện Đông Anh. ​​​​​​​

    23:00 | 03/02/2025
  • Hà Nội: Khai hội chùa Hương Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội với chủ đề "Lễ hội Chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự Lễ khai hội chùa Hương.

    22:53 | 03/02/2025
  • Hà Tĩnh: Mở đầu năm du lịch 2025 bằng Lễ hội chùa Hương Tích

    (Xây dựng) - Sáng 3/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích năm 2025.

    21:05 | 03/02/2025
  • Ninh Bình: Khai hội chùa Bái Đính Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Sáng 3/2 (tức Mùng 6 Tết), chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) chính thức khai hội Xuân Ất Tỵ 2025.

    20:27 | 03/02/2025
  • Lộng lẫy một vẻ đẹp Đông - Tây

    Tại Lễ hội Thiết sáng tạo Hà Nội năm 2024, một trong những không gian sáng tạo gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng là tòa nhà Đại học Tổng hợp tại 19 Lê Thánh Tông (nay là Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) với những sắp đặt độc đáo có ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương.

    10:29 | 03/02/2025
  • Nghệ An: Kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

    (Xây dựng) - Sáng 02/02 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

    21:56 | 02/02/2025
  • Thanh Hóa: Người dân nô nức đi đền Độc Cước cầu may đầu năm

    (Xây dựng) - Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến dâng hương, thưởng ngoạn tại đền Độc Cước thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa mong một năm mới mưa thuận gió hòa.

    18:08 | 02/02/2025
  • Tết quê miệt sông Hậu

    (Xây dựng) - Xa quê lâu rồi nhưng mỗi bận Xuân về, Tết đến, lại bâng khuâng nhớ Tết thời thơ ấu. Ngày đó, mong Tết đến để được mặc áo mới, quây quần cùng gia đình bên bữa cơm chiều Ba mươi và mùng 1 Tết, được đi xem múa lân, xem vô tuyến…

    11:18 | 02/02/2025
  • Giai điệu mùa Xuân

    (Xây dựng) - Mùa Xuân ôm trọn lấy thiên nhiên và đất trời. Vạn vật sau một giấc ngủ đông dài được đánh thức bởi những âm thanh của sự sống tươi non.

    11:00 | 02/02/2025
  • Đặc sắc chợ phiên San Thàng

    (Xây dựng) - “Về Lai Châu đi anh, về cùng em, ta đi chợ phiên”! Lời bài hát là lời mời chân tình du khách đến vùng đất phên dậu của Tổ quốc Lai Châu, nhất định phải đi chợ phiên. Lai Châu có nhiều chợ phiên nhưng San Thàng là chợ phiên đặc sắc, mang đậm văn hóa Tây Bắc.

    09:33 | 02/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load