Thứ sáu 13/12/2024 16:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”

09:16 | 21/09/2023

(Xây dựng) – Tháng 9 là khoảng thời gian cao điểm để các tân sinh viên ngoại tỉnh tập trung tại Thủ đô Hà Nội. Nhu cầu tìm phòng ngày một tăng, nhưng giá phòng không hề thuyên giảm đã ít nhiều gây ra khó khăn cho người thuê trọ.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Phòng trọ càng gần trường, giá càng cao.

Với sự gia tăng dân số và nhu cầu chỗ ở, số lượng phòng trọ không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Điều này dẫn đến mức giá cao hơn khi chủ nhà tận dụng tình hình cạnh tranh và tăng thu nhập của mình. Các nhà đầu tư và chủ sở hữu nhà đất nhận ra tiềm năng lớn từ việc cho thuê phòng trọ, đặc biệt ở các khu vực gần các trường đại học và cao đẳng. Sự cạnh tranh này thúc đẩy tăng giá thuê phòng trọ, khiến người thuê trọ chịu áp lực tài chính.

Theo Batdongsan.com.vn, giá thuê phòng trọ khoảng 20m2 tại một số quận ở Hà Nội có sự biến động nhất định. Trong quận Hoàn Kiếm, giá thuê dao động từ 4 triệu đến 8 triệu VNĐ/tháng; quận Đống Đa, quận Ba Đình và quận Hai Bà Trưng cũng có mức giá tương tự, từ 3 triệu đến 6 triệu VNĐ/tháng. Trong khi đó, tại quận Cầu Giấy, giá thuê phòng trọ khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ/tháng.

Bạn Lò Thanh Tùng (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Để có đủ khả năng chi trả cho một phòng trọ 15m2 gần trường, em đã phải làm thêm một lúc ba công việc là xe ôm công nghệ, shipper và đi dạy thêm. Ngoài chi phí về chỗ ở, em còn phải cân bằng giữa các phí sinh hoạt khác như tiền ăn, tiền điện, nước. Cứ đến lúc đóng tiền phòng là em cảm thấy vô cùng áp lực”.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Một dãy nhà trọ của sinh viên khu vực Cầu Giấy.

Bạn Vũ Thục Trinh (tân sinh viên Đại học Ngoại thương) bộc bạch: “Những bạn sinh viên còn có hẳn 1 blacklist về những khu trọ không nên ở làm em đã hoang mang lại càng thêm hoang mang. Em bắt đầu xem những phần review tiktok, facebook, tham gia những hội nhóm tìm nhà... nhưng những căn đó hầu hết đều qua trung gian, giá thành không phù hợp với sinh viên năm nhất như em”.

Tương tự, loay hoay sau những ngày dài tại Hà Nội để tìm một phòng trọ phù hợp nhưng bạn Nguyễn Đăng Lộc (sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao) vẫn gặp rất nhiều khó khăn: “Những thông tin về việc tìm trọ thì luôn xuất hiện rất nhiều trên các nhóm lớn nhỏ trên các nền tảng mạng xã hội nên khá khó để chọn lọc ra địa điểm vừa uy tín vừa gần trường em học. Em cũng là một người khá kén chọn nên vẫn đang cố tìm chỗ trọ có thể đáp ứng hết nhu cầu về nội thất, không gian và con người ở đó nữa”.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Tại quận Cầu Giấy, nơi tập trung nhiều trường đại học, giá thuê phòng trọ 20m2 khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ/tháng.

Những yếu tố như giá đất, tiện ích công cộng, dịch vụ và chi phí duy trì đã tăng lên theo thời gian, và những chi phí này thường được chủ nhà chuyển sang người thuê trọ qua việc tăng giá phòng.

Bạn Giang Thạch Anh (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho hay: Tuy đã chuẩn bị để chuyển phòng trước một tháng, nhưng đến hiện tại, cũng là lúc các bạn tân sinh viên nhập học, em đột ngột được cô chú chủ nhà thông báo căn phòng em ở sẽ tăng giá tiền phòng lên thêm 1 triệu và tiền điện tăng lên 4.500 đồng/số (trước đó như hợp đồng ghi rõ là 3.500 và không tăng bất kể các phòng khác tính theo giá mới). Không chỉ vậy, tiền nước của em cũng tăng lên. Thạch Anh cho biết, khi chất vấn chủ nhà thì chỉ nhận được những câu trả lời như cô tăng tiền phòng để sửa sang lại; cô tăng cho mấy đứa mới lên thuê, con ở được tiếp thì ở không chuyển đi cô cho người khác thuê.

Ký túc xá cũng là một trong những lựa chọn về nhà ở của sinh viên với những lợi ích về an toàn và chi phí. Tuy nhiên, các quy định và hạn chế liên quan đến việc ra vào và tổ chức các hoạt động trong ký túc xá đã khiến cho không ít sinh viên tìm kiếm các lựa chọn ở ngoài để có được sự tự do và linh hoạt hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Nhu cầu ở ký túc xá của sinh viên giảm vì nhiều hạn chế, gò bó.

Ngoài những lựa chọn như ký túc xá, nhà trọ giá trẻ, cũng có đông đảo bộ phận sinh viên thuê chung một căn hộ mini để ở, share tiền nhà để giảm các chi phí sinh hoạt. Khảo sát của Batdongsan.com.vn chỉ ra rằng trong khoảng 2 năm qua, thị trường cho thuê chung cư mini ghi nhận mức tăng giá trung bình phổ biến 10-15%/năm. Một số chung cư mini có mức tăng tới khoảng 20%/năm.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Chung cư mini trở thành lựa chọn của nhiều sinh viên.

Tuy nhiên, gần đây, vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) đã gây ra một hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng về vấn đề phòng cháy chữa cháy trong các khu nhà thuê trọ. Rất nhiều căn hộ không được đảm bảo an toàn phòng cháy, và việc xây dựng chuồng cọp để ngăn trộm đã tạo ra những hậu quả tiềm ẩn khi xảy ra hỏa hoạn. Để đảm bảo an toàn cho người dân sống trong các khu nhà thuê trọ, cần thiết phải có sự tăng cường giám sát và kiểm tra từ các tổ chức có thẩm quyền, các quy định về an toàn phòng cháy nên được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, bao gồm việc xây dựng hệ thống báo cháy, lối thoát hiểm rõ ràng và thông thoáng, và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các biện pháp khẩn cấp.

Mùa sinh viên nhập học: Giá trọ “đến hẹn lại tăng”
Nhiều chung cư mini được xây dựng thế chuồng cọp để chống trộm.

Nguyễn Thúy Vy
Sinh viên thực tập

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Trong công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ có người ở, người đi

    (Xây dựng) – “Tỉnh Bình Định có 12/20 Sở, ngành phải sáp nhập. Trong công cuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ có người ở, người đi, có người phải giảm” - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng chia sẻ tại phiên bế mạc HĐND tỉnh Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

  • Bộ Xây dựng tạm dừng tuyển dụng công chức năm 2024

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa có thông báo về việc tạm dừng tuyển dụng công chức Bộ Xây dựng năm 2024 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP.

  • Thừa Thiên - Huế: Công bố quyết định điều động, luân chuyển cán bộ

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load