Thứ ba 05/11/2024 09:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lĩnh vực năng lượng tái tạo Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

23:00 | 10/02/2022

(Xây dựng) – Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Chuyên gia kinh tế từng lãnh đạo một số dự án năng lượng tái tạo của nhiều Tập đoàn lớn, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh tốc độ gia nhập thị trường Việt Nam theo hình thức M&A (mua bán, sát nhập) đối với các dự án năng lượng tái tạo như các dự án điện gió và điện mặt trời.

linh vuc nang luong tai tao viet nam hap dan nha dau tu ngoai
Cánh đồng điện năng lượng mặt trời Quảng Trị.

Lợi thế nguồn vốn lớn của Nhà đầu tư ngoại

Theo thống kê của EVN, đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt của điện mặt trời là 19,4 GWp, trong đó 9,3 GWp là công suất của hơn 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái và phần còn lại là các nhà máy điện mặt trời.

Về công suất điện gió, có tổng số 84 dự án đã COD với công suất xấp xỉ 4GW trong tổng số 8,2GW đã ký hợp đồng mua bán điện PPA với EVN. Việc tham gia của các đối tác lớn trong và ngoài nước trong ngành Năng lượng tái tạo đã rất phổ biến. Một phần bởi quy mô tổng đầu tư lớn. Với ước tính 1 MW điện mặt trời tổng đầu tư khoảng 700 ngàn USD, 1MW điện gió trên bờ khoảng 1,5 triệu USD, điện gió trên biển khoảng 2,4 triệu USD thì tổng mức đầu tư là quá lớn đối với rất nhiều chủ đầu dự án khi 1 dự án 100MW đã có tổng mức đầu tư 150-250 triệu USD. Trường hợp ngân hàng cho vay 70% vẫn cần vốn tự có đối ứng 30% vào khoảng 45-75 triệu USD/dự án.

Quan sát từ ông Nguyễn Hoàng Hải, các nhà đầu tư nước ngoài từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, EU, Úc… đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tham gia vào các dự án. Họ đem tới Việt Nam không chỉ vốn mà cả hiểu biết kỹ thuật, kỹ năng đàm phán, quản lý dự án, hỗ trợ các chủ đầu tư trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Ngược lại, điểm mạnh của các đối tác trong nước là khả năng quan hệ Chính phủ, hiểu biết về pháp luật, môi trường đầu tư tại địa phương.

Một số đối tác nước ngoài đã tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo Việt Nam trong thời gian qua có thể kể tới Adani, Banpu Power, BPP, LRVN Wind, Scatec, Macquarie, Shizen, Blue Circle, Sempcorp, CIO, ST International… Các Tập đoàn trong nước cũng có sự bắt tay nhau, trong đó nổi bật là sự tham gia của các đơn vị xây lắp với tư cách tổng thầu EPC, tổng thầu xây lắp kiêm nhà đầu tư như Fecon, IPC, Sigma, Khang Đức… khi các đối tác xây lắp tham gia như là sự bảo đảm về tiến độ dự án cũng như bổ sung năng lực vốn cho rất nhiều chủ đầu tư.

Những yếu tố quyết định đầu tư của đối tác ngoại

Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng chỉ ra rằng, các nhà đầu tư khi quyết định tham gia đầu tư vào các dự án thường lưu tâm tới một số điểm sau:

Một là, chiến lược và cam kết lâu dài của chủ đầu tư. Thực chất các dự án ban đầu thường có quy mô công suất nhỏ hoặc trung bình. Để hợp tác các dự án quy mô lớn hơn, các dự án ban đầu có thể mang tính chất thăm dò về năng lực, chiến lược phát triển của chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư hoạt động đa ngành, về bản chất nguồn lực (tài chính, nhân sự) khi đó sẽ bị phân tán, gây ảnh hưởng tới các dự án mà nhà đầu tư đang tìm hiểu hợp tác.

Hai là, năng lực của chủ đầu tư, bao gồm năng lực về vốn, năng lực kỹ thuật, bao gồm cả uy tín, khả năng hợp tác lâu dài. Sự tham gia của các đối tác không chỉ trong giai đoạn mua – bán dự án mà còn ở giai đoạn vận hành, triển khai dự án. Sự cam kết, năng lực trong dài hạn sẽ bảo đảm cho dự án sẽ vận hành trơn tru, là yếu tố quyết định tới khả năng thoái vốn của nhà đầu tư trong trường hợp cần thiết.

Ba là, uy tín, năng lực của người đứng đầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp vận hành bới người đứng đầu và cách thức người đứng đầu hành xử sẽ rất quan trọng cho tương lai lâu dài của dự án đang quan tâm hợp tác cũng như các dự án trong tương lai.

Ở chiều ngược lại, các chủ đầu tư cũng quan tâm tới các vấn đề sau của nhà đầu tư: Thứ nhất là năng lực tài chính thực sự của nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư quy mô nhỏ và vừa, nếu tham gia nghiên cứu cùng lúc nhiều dự án sẽ khó bảo đảm cam kết cho dự án đang nghiên cứu. Thứ hai là khả năng hỗ trợ cho dự án từ giai đoạn đàm phán đối với nhà cung cấp thiết bị, các đơn vị tư vấn nước ngoài và trong nước. Nhiều đơn vị khi M&A đã tham gia từ giai đoạn rất sớm, khi đó chủ đầu tư sẽ nhàn hơn rất nhiều trong triển khai công việc. Thứ ba là tiềm năng hợp tác lâu dài. Từ các dự án vài chục MW tới các dự án hàng trăm MW sau này, đòi hỏi đánh giá nghiêm túc năng lực của đối tác.

Niềm tin và quan điểm đầu tư quyết định thành bại M&A dự án

Câu chuyện niềm tin giữa các bên trong hợp tác M&A là một trong những vấn đề cốt lõi. Không ít trường hợp thương vụ tưởng như chốt tới nơi rồi nhưng một bên lại âm thầm có phương án 2, phương án 3, dẫn tới bao nhiêu công sức và chi phí đã bỏ ra thành số 0. Ngược lại, nhiều trường hợp đối tác lại ép bên kia quá mức khi biết bên kia thực sự lâm vào thế bí, dẫn tới hợp tác dài hạn trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì trong đa số các trường hợp sẽ không phải là mua đứt bán đoạn toàn dự án mà bên mua thường yêu cầu bên bán giữ lại tỷ lệ cổ phần nào đó (20%-30%) để ràng buộc trách nhiệm cho tới khi dự án thực sự suôn sẻ.

linh vuc nang luong tai tao viet nam hap dan nha dau tu ngoai
Năng lượng tái tạo tại Việt Nam là lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

Đa số các nhà đầu tư thường mong muốn nắm giữ tỷ lệ chi phối (trên 51%) đối với dự án và coi đây là điều kiện tiên quyết. Ngược lại, ở một số dự án có tỷ suất sinh lời tiềm năng tốt thì chủ đầu tư lại muốn nắm quyền chi phối. Đối với một số chủ đầu tư nhỏ và có khó khăn về vốn thường muốn bán tỷ lệ càng lớn càng tốt.

“Việc chuyển nhượng số cổ phần còn lại của chủ đầu tư cũng không dễ khi nhiều trường hợp việc này phải có sự chấp thuận của bên mua và của cả ngân hàng tài trợ vốn. Sự khác biệt trong quan điểm đầu tư cũng là một rào cản tiềm tàng. Trong khi đó, một số chủ đầu tư là các tập đoàn lớn mong muốn xây dựng tiềm lực quy mô tài sản trong dài hạn sẽ muốn nắm giữ tỷ lệ tài sản cao hơn. Một số đơn vị đã tách hẳn mảng năng lượng tái tạo thành công ty riêng, có mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán như Gelex với Gelex Energy”, ông Nguyễn Hoàng Hải nêu quan điểm.

Kiến Tài (ghi)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam bộ đồng bộ và hiện đại

    (Xây dựng) - Ngày 4/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, phát triển kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam bộ đồng bộ và hiện đại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch.

  • Góp ý dự thảo Thông tư về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

  • M-Tech Osaka 2024: Đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn

    (Xây dựng) - Đó là thông điệp của triển lãm M-Tech Osaka - một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản. Triển lãm còn giúp ngành cơ khí chế tạo tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

  • Công nghiệp hỗ trợ cần các giải pháp về nguyên liệu

    (Xây dựng) - Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất mong tìm được nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Thời gian tới, nếu Việt Nam khuyến khích phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo sức hút lớn cho doanh nghiệp nước ngoài.

  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

Xem thêm
  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

    20:53 | 04/11/2024
  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

    20:50 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

    20:48 | 04/11/2024
  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

    20:17 | 04/11/2024
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng

    (Xây dựng) - Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đang có sự tăng trưởng mạnh, tiếp tục thể hiện rõ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý IV/2024.

    12:59 | 04/11/2024
  • Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp

    (Xây dựng) - Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

    12:57 | 04/11/2024
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Chủ động, tích cực để bứt phá mạnh mẽ

    (Xây dựng) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, 19 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động.

    12:51 | 04/11/2024
  • Quảng Ngãi: Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả vùng

    (Xây dựng) - Tại Quyết định số 1125/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2025, Quảng Ngãi từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên, phụ liệu cho sản xuất tại địa phương, cho toàn vùng và cả nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tầm nhìn đến năm 2030 phát triển tỉnh trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (về một số chủng loại sản phẩm) cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    11:03 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load