Thứ sáu 13/12/2024 22:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên

22:30 | 22/10/2024

(Xây dựng) - Xây dựng chợ thương mại biên giới là giải pháp quan trọng để kích thích thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai tiếp tục đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên
Cửa khẩu quốc tế đường bộ Kim Thành, Lào Cai.

Chợ Cốc Lếu - nơi dừng chân vùng biên

Cách biên giới Việt – Trung chưa đầy 1km, chợ Cốc Lếu được coi là trung tâm thương mại sầm uất của thành phố Lào Cai. Tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ tiếng dân tộc Giáy. Từ coóc réo có nghĩa là “gốc gạo”. Do vùng này vốn là thung lũng xưa có rất nhiều cây gạo. Về sau, người Kinh phát âm thành Cốc Lếu, dần trở thành địa danh như ngày nay.

Chợ Cốc Lếu được xem là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Lào Cai. Chợ có tổng diện tích xây dựng gần 8.000m2 với hơn 600 ki ốt lớn nhỏ, hơn 700 hộ kinh doanh. Hàng hóa ở đây đa dạng từ hàng phổ thông, cao cấp đến các mặt hàng xa xỉ, hàng hóa còn đa dạng về chủng loại như: thủ công mĩ nghệ, hàng gia dụng, điện tử cho đến hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thảo dược và các loại rau củ, quả…

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên
Chợ Cốc Lếu cách biên giới Việt - Trung chưa đầy 1km.

Do hàng hóa được nhập trực tiếp tại cửa khẩu, nên ở chợ cực kì phong phú, nhiều mẫu mã, giá cả lại rất phải chăng và thu hút nhiều khách du lịch ghé chân.

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên
Một quầy rau củ ở chợ Cốc Lếu.

Điểm đặc biệt của khu chợ này đó là thời gian hoạt động 24/24 giờ. Khi mà cả thành phố chìm trong giấc ngủ cũng là lúc không khí nơi đây sầm uất nhất. Chợ đêm Cốc Lếu họp từ 1 đến 5 giờ sáng, trong đó khoảng thời gian từ 3 giờ đến 3 giờ 30 phút là lúc chợ họp đông nhất.

Chị Hoàng Thị Thu Hà (Hà Nội), một du khách tới chợ Cốc Lếu khi đi du lịch chia sẻ: “Tôi đã được tham gia trải nghiệm tại khu chợ này và cảm thấy tại đây hàng hóa rất đa dạng, thậm chí có những món mà tôi chưa nhìn thấy bao giờ, các chợ khác tại Lào Cai cũng không bán, đây là điều thích thú của khu chợ lớn nhất thành phố Lào Cai này”. Bên cạnh đó, chị Hà nhận thấy, giá cả các hàng hóa ở đây cũng “mềm” hơn khi mua ở nơi khác.

Anh Phú, một hướng dẫn viên du lịch cho các tour du lịch Lào Cai chia sẻ, chợ Cốc Lếu ở vị trí đắc địa, gần đường biên giới, gần cửa khẩu, gần ga tàu, đây là vị trí thuận lợi cho việc giao thương buôn bán trong nội địa và qua biên giới. Hàng ngày, chợ Cốc Lếu đón một lượng lớn khách du lịch tới tham quan cửa khẩu, sau đó tới chơi chợ, mua đồ lưu niệm hoặc khách du lịch từ Sa Pa xuống Lào Cai. Ngoài ra, chợ Cốc Lếu là chợ lớn, nổi tiếng và có từ lâu đời ở vùng này, chợ còn có duyên và những nét đặc trưng riêng nên du khách rất thích đến chợ.

Chợ du lịch Lào Cai

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên
Chợ du lịch Lào Cai.

Ngoài chợ Cốc Lếu, nằm cách cửa khẩu quốc tế 1km và nằm ngay trung tâm sầm uất nhất của thành phố Lào Cai, chợ du lịch Lào Cai được nhiều người ghé tới khi tới Lào Cai du lịch. Tiềm năng phát triển thương mại biên giới tại đây cũng rất lớn khi đây là chợ có quy mô lớn hàng đầu tỉnh Lào Cai với diện tích 1,1 ha được chia làm 2 phần: bên ngoài chợ được bao quanh bởi 66 kiot thương mại mặt đường xây cao 3 - 3,5 tầng; phần lõi chợ được bố trí 3 tầng nổi và 1 tầng hầm với hơn 1.000 gian hàng, đa dạng các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Không chỉ vậy, chợ du lịch Lào Cai còn nằm trên cung đường du lịch văn hóa, du lịch tâm linh nổi tiếng nối từ ga Lào Cai đến Đền Mẫu, đền Thượng, cửa khẩu quốc tế Lào Cai, ngoài ra còn là điểm trung chuyển khách du lịch đi Sa Pa, Bắc Hà, đền ông Hoàng Bảy và các địa danh nổi tiếng khác của Lào Cai... Nơi đây trở thành “điểm dừng chân” của nhiều du khách khi đến Lào Cai, đặc biệt tệp khách quốc tế thông qua cửa khẩu.

Lào Cai: Phát triển chợ biên giới tạo tiềm năng kích cầu thương mại vùng biên
Tại đây, du khách trong và ngoài nước sẽ được trải nghiệm mua sắm trong không gian rộng rãi, hiện đại hay những nét độc đáo Chợ Phiên vùng cao với những sản vật riêng có vô cùng đặc sắc.

Với vị trí nằm tại trung tâm giao thương quốc tế khi kề cận cửa khẩu quốc tế Lào Cai và nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là vùng kinh tế cửa khẩu, cầu nối giao thương Việt - Trung được chính quyền hai nước đặc biệt quan tâm, thúc đẩy phát triển toàn diện cả về du lịch, thương mại và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, chợ Du lịch Lào Cai sở hữu rất nhiều lợi thế thương mại, các đại lý phân phối của Việt Nam và Đông Nam Á có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa chất lượng của Trung Quốc sẽ không còn phải qua các khâu trung gian mà có thể trực tiếp đàm phán, đặt hàng ngay tại thành phố Lào Cai.

Là dự án trọng điểm trong mối quan hệ hợp tác giữa Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc), hiện chợ du lịch Lào Cai đã mở cửa cho các tiểu thương Trung Quốc đến kinh doanh với kỳ vọng mang "đại công xưởng" bên kia biên giới về Việt Nam, trở thành điểm buôn bán, trung chuyển hàng hóa của thương nhân hai nước.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Hành trình 28 năm và hướng tới tương lai

    (Xây dựng) - Bình Dương đã trải qua một chặng đường phát triển ấn tượng trong 28 năm qua, vươn mình từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội năng động bậc nhất cả nước. Sự thành công này là kết quả của nhiều yếu tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh, đến sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và sự đồng lòng, chung sức của người dân.

  • Cần Thơ: Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp phát triển

    (Xây dựng) - Sáng 13/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.

  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.825 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy giao.

  • Hải Dương: Giải ngân vốn đầu tư công vượt cao so với kế hoạch

    (Xây dựng) – Năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của Hải Dương vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trở thành một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế Hải Dương.

  • Ký kết hợp đồng Gói thầu EPC của dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ: Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện báo cáo đầu tư thế nào?

    (Xây dựng) - Công ty của bà Trần Thị Thúy Ngọc (Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức chuyển nhượng vốn, không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load