Thứ năm 28/03/2024 19:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kim Bảng (Hà Nam): Hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

18:31 | 01/02/2023

(Xây dựng) - Mới đây, Bộ Xây dựng có ý kiến và đề nghị UBND tỉnh Hà Nam rà soát, bổ sung hồ sơ Chương trình phát triển đô thị và Đề án phân loại đô thị Kim Bảng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Kim Bảng (Hà Nam): Hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV
Huyện Kim Bảng rà soát các tiêu chí để hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (Ảnh minh họa).

Trước đó, địa phương này cũng đã gửi xin ý kiến Bộ Xây dựng thống nhất về Chương trình phát triển đô thị Kim Bảng đến năm 2030 và Đề án đề nghị thẩm định, công nhận đô thị Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Với các hồ sơ, tài liệu nhận được, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Hà Nam cần chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ một số nội dung để có cơ sở cho ý kiến, thẩm định, cụ thể:

Cần bổ sung căn cứ xác định phạm vi nội, ngoại thị trong Đề án và Chương trình phát triển đô thị Kim Bảng đảm bảo phù hợp định hướng phát triển (giai đoạn đến 2025, giai đoạn đến 2030) theo Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 26/11/2021.

Bên cạnh đó, rà soát Đề án đảm bảo đủ căn cứ pháp lý phù hợp Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Chương trình phát triển đô thị Kim Bảng, đồng thời bổ sung các căn cứ pháp lý còn thiếu.

Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), trong năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 Nghị quyết về phân loại đô thị (Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15) và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023 (Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).

Do đó, UBND tỉnh Hà Nam cũng cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại số liệu tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị theo quy định và rà soát đề xuất phạm vi ranh giới các phường dự kiến thành lập đáp ứng tiêu chí quy mô ranh giới thành lập đơn vị hành chính theo quy định để đảm bảo mục tiêu thành lập đơn vị hành chính mới thị xã Kim Bảng ở giai đoạn tiếp theo.

Những năm qua, huyện Kim Bảng đạt được những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao (giai đoạn 2019-2021 tăng trưởng bình quân đạt 15,07%/năm), GRDP đầu người đạt 63,10 triệu đồng/người/năm.

Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện quản lý tăng cao. Công tác giải phóng mặt bằng, thúc đẩy hỗ trợ thu hút đầu tư đạt kết quả tốt. Diện mạo, vị thế và hình ảnh của huyện Kim Bảng đổi thay tích cực, tạo được sự bứt phá về cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hóa - xã hội, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp...

Việc nâng cấp huyện Kim Bảng lên đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã đã được xác định trong Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam, Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 31/12/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh Hà Nam cũng đã phê duyệt Kế hoạch số 2668/KH-UBND ngày 10/9/2019 thực hiện xây dựng huyện Kim Bảng là đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã, hoàn thành xây dựng Chương trình phát triển đô thị Kim Bảng đến năm 2030 làm cơ sở đầu tư xây dựng đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị.

Theo UBND tỉnh Hà Nam, việc lập Đề án đề nghị công nhận đô thị Kim Bảng đạt tiêu chí đô thị loại IV phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân huyện Kim Bảng. Đồng thời cũng là điều kiện quan trọng để tạo lập vị thế, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng cũng như toàn tỉnh Hà Nam nói chung.

Kim Bảng (Hà Nam): Hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV
Huyện Kim Bảng phát triển đô thị để tạo vị thế thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội (Ảnh: Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng).

Huyện Kim Bảng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hà Nam; giáp Thủ đô Hà Nội, giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình; giáp thị xã Duy Tiên, huyện Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý của tỉnh Hà Nam.

Huyện Kim Bảng có Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, có tuyến đường vành đai V của Vùng Thủ đô Hà Nội; đồng thời nằm trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38. Với ưu thế về vị trí đã tạo được điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.

Minh Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hồ Chí Minh lập đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo kết luận một số nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Phường Hạ Đình tổ thức thực hiện đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị

    (Xây dựng) - UBND phường Hạ Đình xây dựng và triển khai kế hoạch giải tỏa bãi đỗ xe và bố trí cảnh quan nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, trật tự đô thị và giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân tại Chung cư tái định cư X1.

  • Sơn Tây (Hà Nội): Tạo bước đột phá trong công tác chỉnh trang đô thị, đưa địa phương trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô

    (Xây dựng) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”, thị xã Sơn Tây đã đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực, một số chỉ tiêu đã cơ bản hoàn thành, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt việc triển khai hoạt động tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã nhận được sự đồng thuận cao của tất cả các cấp, các ngành từ Thành phố tới địa phương, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và các huyện lân cận.

  • Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa trình HĐND Thành phố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, Hà Nội dự kiến sau khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô sẽ xây dựng thành phố khu vực phía Nam ở huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa.

  • Tái thiết đô thị Biên Hoà: Giảm áp lực quá tải của đô thị nội đô

    (Xây dựng) - Giãn dân, hình thành đô thị có biểu trưng, có không gian xanh, các công trình tiện ích công cộng và khai thác hiệu quả cảnh quan, nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… là những mục tiêu trong tái thiết đô thị tại Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load