Thứ hai 06/05/2024 06:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp hạ tầng giao thông gặp khó do Covid-19

09:38 | 18/08/2021

(Xây dựng) - Ngày 13/8/2021, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam kiến nghị tới Chính phủ ban hành một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

kien nghi chinh phu ho tro cac doanh nghiep ha tang giao thong gap kho do covid 19
Nhiều dự án BOT có doanh thu bằng 0 do tạm dừng thu phí.

Do dịch Covid-19 kéo dài với những hệ lụy khôn lường, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Doanh thu bằng 0, nợ xấu tăng mạnh, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đưa ra giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến nguy cơ các dự án không đảm bảo tiến độ, phương án tài chính bị phá vỡ.

Cụ thể, tại Văn bản số 12/2021/VARSI, PGS. TS. Trần Chủng - Chủ tịch VARSI cho biết, đối với các trạm thu phí ở các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, thực hiện yêu cầu của Tổng cục đường bộ Việt Nam và của địa phương, các doanh nghiệp đang vận hành khai thác các dự án BOT đã triển khai tạm dừng thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ. Việc dừng thu phí dẫn đến doanh thu tại các trạm thu phí bằng 0.

Đối với các trạm thu phí nằm ngoài vùng thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án BOT, các đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí... đang miễn thu phí để hỗ trợ cho các phương tiện tham gia vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa qua trạm, nhân viên y tế, người tăng cường hỗ trợ vùng dịch và các phương tiện chở người dân từ vùng dịch về các địa phương. Do đó, doanh thu của các đơn vị này cũng đang sụt giảm nghiêm trọng do lưu lượng phương tiện thu phí giảm đáng kể.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp vẫn phải duy trì bộ máy nhân sự và kinh phí để vận hành, đảm bảo an toàn giao thông và trả nợ lãi ngân hàng theo phương án tài chính. Thực trạng khó khăn kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ xấu và đứng trước nguy cơ phá sản. Ngoài ra, đối với các dự án hạ tầng giao thông đường bộ khác đang trong quá trình xây dựng, việc giãn cách xã hội tại nhiều địa phương khiến các dự án đang thi công không thể luân chuyển nhân sự, máy móc thiết bị, vật tư vật liệu đến công trường để đáp ứng tiến độ, một số dự án còn phải dừng thi công.

Cụ thể, tại một số dự án như Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu... dịch bùng phát và diễn biến căng thẳng, nhiều cán bộ, công nhân phải cách ly tập trung, điều trị đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công dự án.

Trước tình hình trên, thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VARSI kiến nghị lên Chính phủ xem xét các giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hạ tầng giao thông để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp khi vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cùng Nhà nước và địa phương tham gia phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, VARSI mong muốn Chính phủ có phương án chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng BOT, hợp đồng vay tín dụng của các nhà đầu tư với cơ quan có thẩm quyền và với các tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp đã ký trước đây. Đồng thời, VARSI kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khác liên quan hướng dẫn việc áp dụng các quy định trên cơ sở Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19.

VARSI cũng đề xuất cho giảm lãi suất các khoản vay, gia hạn thời gian, điều chỉnh phương án trả nợ gốc/lãi ngân hàng; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng; giảm giá thuê đất đối với các diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất; bình ổn giá nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng các dự án. Đồng thời, cần xem xét bổ sung các doanh nghiệp quản lý vận hành dự án giao thông, các công trường dự án thi công trong danh mục được hỗ trợ giảm tiền điện theo Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành. Ngoài ra, việc Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các cam kết đã thỏa thuận trong các hợp đồng dự án BOT, như bố trí vốn Nhà nước hỗ trợ cho Dự án Hà Nội - Hải Phòng, Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả… là cần thiết được giải quyết dứt điểm, tránh để các nhà đầu tư rơi vào tình cảnh khó khăn “chồng” khó khăn.

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trà Vinh: Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh trúng nhiều gói thầu “khủng”

    (Xây dựng) – Chỉ tính 07 gói thầu do Công ty TNHH Tư vấn đấu thầu Cửu Long Trà Vinh mời thầu, Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh đều trúng.

  • Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load