Thứ hai 09/12/2024 04:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Khi nào phải đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính?

19:39 | 21/10/2022

(Xây dựng) - Ông La Bá Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) làm việc tại tổng công ty Nhà nước, do UBND cấp tỉnh giữ 100% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh chính là tổng thầu xây dựng, tư vấn xây dựng (trừ giám sát thi công, khảo sát xây dựng).

khi nao phai dang ky lai nganh nghe kinh doanh chinh
Ảnh minh họa.

Ngành nghề kinh doanh phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính của tổng công ty là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Cụ thể, tổng công ty kinh doanh bất động sản (chỉ được thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt); đầu tư phát triển khu đô thị, khu công nghiệp; đầu tư xây dựng, kinh doanh và cho thuê kho bãi, nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, công trình thương mại (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Tổng công ty đang thực hiện thủ tục đề nghị cấp thẩm quyền giao tổng công ty làm chủ đầu tư dự án.

Ông Hiền hỏi, trường hợp này tổng công ty của ông có bị buộc phải đăng ký lại ngành nghề kinh doanh chính là ngành nghề kinh doanh bất động sản, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thì trường hợp doanh nghiệp thay đổi ngành, nghề kinh doanh chính từ ngành này sang ngành khác nhưng không thay đổi danh sách ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh là trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

Tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định: "Việc quản lý Nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành".

Về ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load