Thứ hai 20/01/2025 13:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hướng phát triển nào cho 'thành phố tương lai' Củ Chi?

09:35 | 20/02/2022

Cùng thống nhất rằng huyện Củ Chi cần lên thành phố thay vì quận nhưng các chuyên gia có ý kiến khác nhau về mô hình phát triển cho đô thị tương lai này.

Đưa Củ Chi thành thành phố trực thuộc TP.HCM là mục tiêu của chính quyền huyện này và cũng là kỳ vọng của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp. Thế nhưng, việc lựa chọn mô hình phát triển nào cho cửa ngõ tây bắc TP.HCM vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, việc phát triển "đất thép thành đồng" Củ Chi thành một đô thị mới phải song song với bảo tồn giá trị văn hóa sẵn có. Lựa chọn mô hình bền vững cho cửa ngõ tây bắc của TP.HCM là rất cần thiết để định hướng và quản lý quá trình hình thành đô thị mới, tránh phát triển tự phát, lãng phí nguồn lực.

Nhiều ý kiến cho rằng nơi đây nên phát triển đô thị sinh thái theo hướng nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, không ít quan điểm đề xuất Củ Chi nên trở thành trung tâm logistics hoặc trung tâm tài chính sinh thái của TP.HCM.

Giữ làng trong phố hay tập trung vào công nghiệp?

TS Bùi Ngọc Hiền, Học viện Cán bộ TP.HCM, đề xuất 3 động lực chính để phát triển Củ Chi là công nghiệp công nghệ cao (trọng tâm là chế biến nông sản); nông nghiệp nông nghệ cao; và du lịch sinh thái. Ông gợi ý Củ Chi nên phát triển theo mô hình đô thị sinh thái thông minh để vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa khai thác thành tựu của khoa học công nghệ 4.0.

TS Hiền dẫn chứng nhìn nhiệm kỳ 2015-2020, nông nghiệp chỉ chiếm 7,61% trong tăng trưởng kinh tế của Củ Chi. Do đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là giải pháp để gia tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Có quan điểm tương tự về phát triển nông nghiệp, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo cảnh báo nguy cơ "mất làng" trong bối cảnh đô thị hóa tự phát, làng không ra làng, phố không ra phố vì không có quy hoạch. Nếu không giữ nông thôn, giữ làng, Củ Chi có thể mất đi những nét văn hóa và truyền thống lâu đời. Do đó, bà đề nghị cần có quy hoạch để "giữ làng trong phố" và giữ gìn hành lang ven sông Sài Gòn tại Củ Chi.

huong phat trien nao cho thanh pho tuong lai cu chi
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực tại Củ Chi nhưng có giá trị tăng trưởng thấp. Ảnh: Phạm Ngôn.

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, ông Đinh Vĩnh Cường, kiều bào Nhật, Chủ tịch tập đoàn 365 (doanh nghiệp đa ngành, tập trung vào logistics, xuất nhập khẩu), chia sẻ quan điểm nếu Củ Chi xác định phát triển công nghiệp công nghệ cao thì nên giảm quỹ đất cho nông nghiệp và tăng đất cho công nghiệp.

Ông Cường nhận định các khu công nghiệp tại Củ Chi đều đã được đầu tư từ rất lâu và không phải công nghiệp công nghệ cao. Chủ doanh nghiệp này chia sẻ từng có nhà đầu tư đề nghị xây dựng một thành phố thông minh khoảng 10 ha tại TP.HCM. Tuy nhiên, khi đó ông không có cơ hội tiếp xúc với địa phương để trực tiếp đưa nhà đầu tư nước ngoài đến.

"Chỉ khi nhà đầu tư sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và có giá trị xuất khẩu thì mới mang lại giá trị kinh tế cho Củ Chi", ông Cường nhận định.

Phát triển trung tâm logistics như Tân Cảng?

Ông Đinh Vĩnh Cường kể lại 2-3 năm trước, ông đưa một số nhà đầu tư nước ngoài từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Tây Ninh để tìm nơi xây dựng một trung tâm logistics lớn. Khi đó, nhà đầu tư nhận thấy Củ Chi, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km, có lợi thế rất lớn bởi vị trí cửa ngõ tây bắc TP.HCM, kết nối với các tỉnh miền Tây, thậm chí qua Campuchia.

Tuy nhiên, khi khảo sát giao thông tại đây, câu hỏi được các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra là: Giờ container đi như thế nào và huyện Củ Chi có khuyến khích đầu tư logistics không? Ông Cường cho rằng nếu Củ Chi được quy hoạch như một trung tâm logistics sẽ rất thuận lợi bởi với vị trí cửa ngõ, các container có thể vận chuyển dễ dàng vào trung tâm TP.HCM.

Cùng với đó, ông Cường đề xuất Củ Chi tạo điều kiện để làm cảng logistics, kho bãi phục vụ phát triển công nghiệp bởi TP.HCM hiện rất thiếu kho bãi.

"Củ Chi có 54 km hành lang sông Sài Gòn. Đó là điểm rất lợi thế. Tại sao ta không nghĩ đến một trung tâm logistics thứ 2 sau cảng Cái Mép, cảng Tân Cảng ở đây", Chủ tịch tập đoàn 365 đặt câu hỏi.

huong phat trien nao cho thanh pho tuong lai cu chi
Củ Chi có nhiều khu công nghiệp nằm dọc đường quốc lộ 22. Ảnh: Phạm Ngôn.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, cho rằng các khu công nghiệp (KCN) của Củ Chi hiện kết nối chủ yếu qua quốc lộ 22 và khoảng cách đến cảng Cát Lái, cảng xuất khẩu chính xa hơn so với các khu công nghiệp khác của TP.HCM và KCN tiếp giáp thành phố thuộc Bình Dương, Long An.

Để khắc phục điểm yếu về vị trí và hạ tầng kết nối, KCN tại Củ Chi cần hướng đến phát triển theo định hướng liên kết nhằm hình thành các cụm ngành kinh tế với khu vực lân cận của TP.HCM và các tỉnh khác có lợi thế về kết nối thị trường, bến cảng. Cụ thể, các KCN cần tập trung phát triển các ngành phụ trợ, cung cấp đầu vào cho KCN khác vốn tập trung vào khâu sản xuất thành phẩm sau cùng để xuất khẩu, cung cấp ra thị trường.

Bên cạnh đó, việc hình thành cao tốc TP.HCM - Mộc Bài cũng hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho ngành logistics, giúp Củ Chi tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, qua đó thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho ngành kinh tế hướng xuất khẩu.

huong phat trien nao cho thanh pho tuong lai cu chi
Củ Chi đề xuất trở thành thành phố thay vì quận. Ảnh: Phạm Ngôn.

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, chia sẻ một góc nhìn mới lạ hơn về định hướng phát triển Củ Chi. Ông cho rằng Củ Chi nên tránh kiểu phát triển "nhân bản vô tính", đi đâu cũng giống nhau mà cần giữ được bản sắc cho mình. Huyện nên rà soát kỹ lợi thế, đặc thù trong tổng thể TP.HCM.

"Nếu chúng ta tiếp tục lại câu chuyện gắn với công nghiệp thì không khác gì tất cả các chỗ khác đã làm và biến Củ Chi thành giống như nơi khác", ông Hưng nhận định.

Vị chuyên gia này đặt vấn đề TP.HCM là trung tâm tài chính của cả nước, như vậy, Củ Chi nên cân nhắc phát triển thành trung tâm tài chính sinh thái và thu hút tất cả lĩnh vực liên quan đầu tư về tài chính, bên cạnh điểm nhấn nông nghiệp và du lịch.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đinh Vĩnh Cường chia sẻ dù chọn giải pháp nào thì thực thi mới là quan trọng nhất. Sau thời gian nghiên cứu, lắng nghe các ý kiến, Củ Chi nên công bố mô hình mà huyện lựa chọn và thời điểm thực hiện, kết quả để nhà đầu tư có thể nhìn thấy và tin tưởng.

"Nhà đầu tư cần thông tin để có niềm tin đầu tư. Nếu có niềm tin, họ chắc chắn sẽ đến", ông Cường nói.

Theo Thu Hằng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Năm 2040, Tân Thành trở thành đô thị hạt nhân của Bắc Tân Uyên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương mới ban hành Quyết định số 3913/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đô thị Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040. Theo đó, Tân Thành được xác định là đô thị trung tâm của huyện với định hướng phát triển theo mô hình đô thị dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đóng vai trò hạt nhân trong quá trình đô thị hóa của khu vực.

  • Xây dựng đô thị Hiệp Hòa xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc

    (Xây dựng) - Nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, giáp với nhiều địa bàn trọng yếu về công nghiệp, dịch vụ của Hà Nội và Thái Nguyên, Hiệp Hòa được kỳ vọng trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Để sự “kỳ vọng” ấy trở thành hiện thực, Hiệp Hòa đang quyết tâm mạnh mẽ để tạo những bước chuyển biến đột phá trong thời gian tới.

  • Đi tìm không gian bình yên giữa phố thị

    (Xây dựng) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khắp các tuyến đường, ngõ phố của Thành phố Hồ Chí Minh đều nhộn nhịp người xe qua lại, giao thông trở nên ngột ngạt hơn bởi ai ai cũng hối hả hoàn thành công việc của mình để chuẩn bị cho những ngày nghỉ lễ dài bên gia đình sau một năm bận rộn. Tuy nhiên, giữa sự tất bật của phố thị, vẫn có những không gian rất bình yên tưởng như sự ồn ào không thể chiếm lĩnh.

  • HĐND tỉnh Bắc Ninh: Ưu tiên nguồn lực để phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) – Tại Kỳ họp lần thứ 25 (chuyên đề) HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa 19 đã thông qua 14 Nghị quyết quan trọng, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực cho tiêu chí phát triển đô thị bền vững.

  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Chỉnh trang đô thị đón Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến gần, những ngày này, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tăng cường công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan đường phố, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, đảm bảo trật tự đô thị để phục vụ người dân vui Xuân, đón Tết.

  • Hải Dương: Quản lý quy hoạch, đô thị và trồng cây xanh

    (Xây dựng) – Ngày 16/1, UBND tỉnh Hải Dương ban hành văn bản về việc quản lý quy hoạch, đô thị và trồng cây xanh để thực hiện Thông báo kết luận số 340/TB-HĐND ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh về công tác quản lý quy hoạch đô thị và việc trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
  • Xung lực mới cho không gian đô thị Hà Nội

    Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống, quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng”, tạo sự linh hoạt, chủ động cho thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô năm 2024 quy định một số chính sách đặc thù, khác với các luật hiện hành.

    08:30 | 17/01/2025
  • Dành hơn 320.000 tỷ đồng phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035

    (Xây dựng) – Đến năm 2035, tỉnh Bình Định sẽ có 18 đô thị gồm 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III và 12 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 76%. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình đến năm 2035 dự kiến khoảng hơn 320.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

    20:45 | 16/01/2025
  • Hậu Giang: Đến năm 2030 sẽ thành lập mới 2 thị xã

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND Thực hiện công nhận huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV và thành lập thị xã trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Theo Kế hoạch này, đến năm 2030, sẽ thành lập 02 thị xã mới trực thuộc tỉnh là: Thị xã Châu Thành và thị xã Châu Thành A.

    11:37 | 16/01/2025
  • Thái Bình hướng tới phát triển hạ tầng đô thị xanh, hiện đại, bền vững

    (Xây dựng) - Tỉnh Thái Bình được biết đến là địa phương với thế mạnh về nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn trong cơ cấu của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên toàn tỉnh đã tạo ra những thách thức trong công tác phát triển hạ tầng đô thị. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi trao đổi với ông Phạm Việt Anh, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình xung quanh vấn đề trên.

    08:45 | 16/01/2025
  • Hải Dương: Chấn chỉnh sử dụng lòng đường, vỉa hè

    (Xây dựng) – UBD tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

    22:59 | 15/01/2025
  • Yên Thế (Bắc Giang): Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị huyện Yên Thế năm 2025.

    21:33 | 15/01/2025
  • Thành phố Bắc Ninh phấn đấu lên “Quận” vào cuối năm 2026

    (Xây dựng) – Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để chính thức lên “Quận” trực thuộc. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch thành phố Bắc Ninh Nguyễn Ngọc Hiếu tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố vào chiều 14/1/2025.

    18:05 | 15/01/2025
  • Hà Nội: Xây dựng quận Tây Hồ xanh, thông minh, hiện đại

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng quận Tây Hồ thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm; Đầu tư cơ sở vật chất các trường học đáp ứng chuẩn Quốc gia; Nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ tôn tạo di tích trên địa bàn quận.

    11:17 | 14/01/2025
  • Quảng Yên (Quảng Ninh): Hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trong năm 2025, đô thị loại II trước năm 2030

    (Xây dựng) – Thị xã Quảng Yên nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ninh, đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiềm năng để vươn tới những tầm cao mới. Với mục tiêu trở thành thành phố trong năm 2025 và đô thị loại II trước năm 2030, Quảng Yên đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một hệ sinh thái đô thị thông minh, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhằm xây dựng một đô thị Quảng Yên hiện đại, thông minh và mang tính hội nhập cao.

    22:09 | 13/01/2025
  • Thành phố Trà Vinh: Cần điều kiện gì để đạt tiêu chuẩn đô thị loại II

    (Xây dựng) – Ngày 12/1, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Lê Hoàng Trung làm Trưởng đoàn đến khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đô thị thành phố Trà Vinh.

    16:14 | 13/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load