Thứ năm 10/10/2024 14:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Hình thức trả lương được ghi trong hợp đồng lao động

09:26 | 06/10/2024

(Xây dựng) – Trường hợp người lao động làm việc theo thời gian hoặc theo sản phẩm mà đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết thì được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 55, Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Hình thức trả lương được ghi trong hợp đồng lao động
Ảnh minh họa.

Ông Huỳnh Văn Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) làm bảo vệ theo diện hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ông làm việc theo ca gồm cả Chủ nhật, lễ, Tết; thời gian làm việc 28-31 ngày/tháng; mức lương khoán cơ bản 4.680.000 đồng/tháng, phụ cấp kiêm nhiệm 1.000.000 đồng/tháng.

Ông Tâm hỏi những ngày lễ, Tết ông phải đi làm thì có được hưởng 300% lương như quy định của pháp luật lao động hay không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật lao động thì có 3 hình thức trả lương gồm trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đối với người lao động do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng đối với cả 3 hình thức trả lương) được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết. Đối với trường hợp người lao động làm việc theo thời gian hoặc theo sản phẩm mà đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết thì được trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 55, Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Vì vậy, đề nghị ông Huỳnh Văn Tâm rà soát lại hợp đồng lao động, xác định hình thức trả lương được ghi trong hợp đồng lao động để xác định tiền lương trong trường hợp đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị ông liên hệ với cơ quan quản lý lao động tại địa phương để được hướng dẫn chi tiết.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có từ 1.000 lao động

    (Xây dựng) – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên cần bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương. Việc cơ cấu cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân do Công đoàn quản lý, trả lương đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

  • Dịch chuyển lao động, lượng lớn lao động từ Đồng Nai trở về các khu công nghiệp ở quê nhà

    (Xây dựng) - Từ sau thời điểm dịch Covid-19 đến nay đã xảy sự dịch chuyển thị trường lao động mạnh, một lượng lớn lao động với khoảng 50.000 - 60.000 người đã rời Đồng Nai để trở về làm việc tại các khu công nghiệp ở miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên…

  • Bài 3: Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, hạt nhân tiên phong các phong trào thi đua

    (Xây dựng) - Qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và trải qua nhiều gian khó, các thế hệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng Hà Nội từ những công cụ cầm tay thô sơ, bằng sự chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm chủ máy móc, công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động, Công đoàn đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo ra những dấu ấn tích cực, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

  • Thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội

    (Xây dựng) - Vừa qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn Thợ xây Hà Nội. Đây là mô hình mới về tổ chức Công đoàn cơ sở, được thành lập đầu tiên thuộc ngành Xây dựng Hà Nội theo quy định của Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load