Thứ bảy 27/07/2024 06:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hiệu quả của ứng dụng BIM trong nhiều công trình xây dựng

19:42 | 23/08/2021

(Xây dựng) – Xu thế ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng đang trở nên phổ biến, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong ngành Xây dựng trong cuộc chạy đua ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0.

Bảo đảm không xung đột và hỗ trợ công tác thi công

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành xây dựng ở Việt Nam đã ứng dụng BIM cho nhiều dự án cao cấp, có thiết kế hiện đại, quy mô lớn nhằm mô phỏng việc bố trí thép hay biện pháp thi công, kiểm tra xung đột giữa kết cầu và hệ thống cơ điện, và kiểm soát cao độ, vị trí hạ tầng kỹ thuật trong các dự án có quy mô hạ tầng rộng lớn, phức tạp.

Theo TS. Phan Hữu Duy Quốc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons thì doanh nghiệp này đã áp dụng BIM từ 2014, trong thi công xây dựng các công trình như: Tòa nhà Landmark 81, khách sạn Hilton Sài Gòn, tòa nhà Viettel, khu căn hộ Lancer Casino Nam Hội An.

hieu qua cua ung dung bim trong nhieu cong trinh xay dung
Mô hình hóa các kết cấu thép tại dự án Tòa nhà Landmark 81 bằng mô hình BIM trước khi đưa vào xây dựng (Nguồn: Coteccons).

Trong đó, ở dự án Tòa nhà Landmark 81 tọa lạc tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, cao 81 tầng là tòa nhà cao nhất Việt Nam đến tận ngày nay, có các dầm chuyển đỡ toàn bộ cột vách phía trên, có mật độ thép rất cao và kết cấu rất phức tạp.

Để việc thi công thuận lợi, Coteccons đã mô hình hóa các kết cấu này và bố trí thép bằng mô hình BIM trước khi đưa vào xây dựng. Việc triển khai bản vẽ thi công và gia công thép cũng dùng BIM để ra bản vẽ chi tiết và hướng dẫn cách lắp dựng, có hình ảnh cụ thể để tham khảo, các bên tham gia cùng hiểu rõ… giúp cho việc thi công nhiều thuận lợi, không có sai sót. Kết quả Coteccons đã thực hiện nhanh hơn 7 ngày so với cách làm truyền thống, không có vấn đề xung đột lớn nào xảy ra.

Khách sạn Hilton Sài Gòn là khách sạn 5 sao tọa lạc ở quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, gồm có 32 tầng, 4 tầng hầm, 312 phòng, dự án ứng dụng BIM kết hợp kết cấu và cơ điện, có hệ thống cơ điện rất phức tạp. Để đảm bảo chắc chắn cho việc trả lời câu hỏi: Coteccons đã sử dụng BIM để mô phỏng để đảm bảo chắc chắn không có xung đột xảy ra giữa hệ thống cơ điện và kết cấu.

Theo đó, hệ thống cơ điện đã được dựng lên trong không gian 3D để kiểm tra khả năng xung đột với kết cấu của tòa nhà. Tức là trước khi xây dựng tòa nhà, toàn bộ hệ thống cơ điện được mô phỏng bằng không gian BIM. Coteccons còn sử dụng phần mềm BIM 360 để chia sẻ thông tin với tất cả các bên liên quan giúp mọi người cùng theo dõi, dễ thảo luận và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

hieu qua cua ung dung bim trong nhieu cong trinh xay dung
Mô phỏng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng mô hình BIM và kiểm tra sự phù hợp trước khi đi vào thi công (Nguồn: Coteccons).

Dự án Casino Nam Hội An là một trong những casino lớn nhất tại Việt Nam, gồm có khách sạn, casino, 2 tòa nhà condotel, hạ tậng… trên diện tích rất lớn khoảng 100ha. BIM được áp dụng ở quy mô diện tích lớn cho hệ thống hạ tầng, mô phỏng mọi thứ trên hệ thống BIM và kiểm tra sự phù hợp trước khi đi vào thi công. BIM giúp kiểm soát cao độ nền, hệ thống đường hay nút giao thông, vị trí của các tòa nhà trong khu vực… Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực có những cao độ, cấu tạo và độ phức tạp khác nhau. Việc mô phỏng nó trước khi thi công nhằm đảm bảo cao độ, vị trí của nó không xung đột với nhau.

Ngoài ra, hằng tháng cũng có thể kiểm tra hiện trạng xây dụng bằng cách sử dụng máy bay flycam để xác định tương đối khối lượng của công tác thực cũng như tình hình thực hiện của dự án.

Theo TS. Phan Hữu Duy Quốc, BIM còn được áp dụng trong việc kiểm soát tiến độ thi công, khối lượng vật liệu, khớp nối vị trí và rà soát cấu tạo của các cấu kiện tiền chế trong công trình, mô phỏng các bước thi công trong công trình ngầm hay công trình có độ phức tạp cao, là cơ sở dữ liệu cho việc bảo trì duy tu công trình sau này khi mô hình BIM được xây dựng ở mức độ chi tiết cao.

Trong công tác thiết kế, mọi cập nhật ở một vị trí nào đó trong mô hình BIM sẽ được tự động cập nhật trong mọi bản vẽ liên quan, giúp cho công tác thiết kế, tính toán khối lượng và sản xuất bản vẽ được thuận lợi và hiệu quả hơn cách làm truyền thống rất nhiều.

Ứng dụng BIM trong sản xuất, thi công nhà tiền chế

Còn đối với Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai, BIM là giải pháp rất tốt để áp dụng trong lắp ghép các kết cấu tiền chế, nhằm giải quyết các vấn đề từ khâu thiết kế, sự phối hợp giữa các bộ môn, sản xuất và vận chuyển các cấu kiện… nhằm tối ưu công tác quản lý, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện dự án.

hieu qua cua ung dung bim trong nhieu cong trinh xay dung
Ứng dụng BIM hỗ trợ lập biện pháp thi công (Nguồn: Xuân Mai).

Xuân Mai đã áp dụng BIM trong rất nhiều các dự án công nghiệp và cao tầng như: Nhà máy SEO Optifrontier Vietnam, Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn, Nhà máy RSI Hưng Yên, Dự án tổ hợp RoseTown Ngọc Hồi… nhằm mô phỏng hiện trạng 3D; đánh giá thiết kế, kiểm soát xung đột va chạm; phối hợp đa bộ môn (tại dự án Long Sơn Xuân Mai đã phối hợp với các đơn vị thiết kế khác tại Hàn Quốc); mô phỏng lập biện pháp thi công, đánh giá biện pháp thi công; kiểm soát khối lượng, nhân lực; quản lý thông tin sản xuất, vận chuyển, thi công theo thời gian thực thông qua ứng dụng BIM Xuân Mai.

Theo chuyên gia về công nghệ BIM Đỗ Thế Anh – Trưởng phòng BIM Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai, để giải quyết vấn đề từ khâu thiết kế, Xuân Mai đã ứng dụng BIM trong giai đoạn đầu thực hiện dự án. Nếu như trước đây, đơn vị quản lý thiết kế sẽ phải sử dụng mặt cắt 2D để quản lý thì hiện nay chỉ với một mô hình BIM có thể đi vào bên trong mọi vị trí của công trình nhờ đó có thể nhanh chóng đánh giá được thiết kế một cách trực quan và như vậy việc áp dụng BIM có thể giúp trực quan hóa hồ sơ thiết kế.

BIM giúp Xuân Mai phối hợp liên tục giữa các bộ môn thiết kế, giúp cho các bộ môn có thể dễ dàng làm việc với nhau và giảm thiểu những lỗi thiết kế do thiếu sự phối hợp như trước đây. Sử dụng các công cụ BIM Tools cũng có thể giúp hỗ trợ tự động kiểm soát những xung đột va chạm, hạn chế xung đột thiết kế trước khi đưa cấu kiện lắp dựng vào công trường.

Dữ liệu BIM trong giai đoạn thiết kế được Xuân Mai thường xuyên đưa lên môi trường trao đổi chung, nhờ đó các đơn vị sản xuất, vận chuyển, thi công có thể tham gia sớm vào dự án trong giai đoạn thiết kế, khai thác các thông tin cần thiết ngay khi giai đoạn thiết kế còn đang thực hiện.

Khi sản xuất cấu kiện, đơn vị sản xuất của Xuân Mai có thể dễ dàng lập kế hoạch cũng như chuẩn bị vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất.

Nhờ khả năng làm tăng tính trực quan của hồ sơ thiết kế của mô hình BIM 3D, quá trình sản xuất các cấu kiện của Xuân Mai chính xác và dễ dàng hơn.

Xuân Mai cũng phát triển hệ thống các phần mềm quản lý thông qua các mã vạch hai chiều (QR Code), mỗi cấu kiện đều được gắn mã và dữ liệu sản xuất liên tục được cập nhật với môi trường chung, do đó luôn luôn theo dõi được hiện trạng sản xuất theo thời gian thực của từng cấu kiện, từ đó đánh giá được tiến độ sản xuất có đồng nhất với kế hoạch hay không.

hieu qua cua ung dung bim trong nhieu cong trinh xay dung
Cập nhập trạng thái sản xuất, thi công cấu kiện thông qua các ứng dụng QR Code (Nguồn: Xuân Mai).

Dữ liệu BIM cũng giúp cho đơn vị sản xuất lưu trữ đầy đủ thông tin cấu kiện qua từng giai đoạn sản xuất, từ đó nâng cao việc kiểm soát các chất lượng sản phẩm.

Trong giai đoạn vận chuyển, từ dữ liệu BIM, đơn vị vận chuyển dễ dàng nắm bắt thông tin về tình trạng sản xuất, tình trạng thi công… từ đó xây dựng kế hoạch vận chuyển phù hợp, hạn chế các giấy tờ thủ công, in ấn phiếu trao đổi thông tin. Mọi thông tin cấu kiến trong quá trình vận chuyển luôn được cập nhật lên môi trường chung giúp biết tình trạng cấu kiện như cấu kiện đã xuất hàng chưa, đang ở đâu trên bản đồ, đã đi đến công trường chưa, bao lâu sẽ đến công trường… giúp tất cả các đơn vị sắp xếp công việc của mình, quản lý, báo cáo, tổng hợp, truy xuất thông tin khi cần…

Trong giai đoạn thi công, cùng với hệ thống mã QR Code, từng trạng thái thi công luôn được cập nhật theo thời gian thực, do đó mọi trạng thái của cấu kiện luôn được cập nhật lên giúp đơn vị thi công có thể phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị sản xuất, vận chuyển. Từ dữ liệu BIM này, hệ thống có thể đưa ra cho Xuân Mai các báo cáo phân tích cảnh báo những rủi ro về chậm tiến độ có thể xảy ra để các bên thay đổi, điều chỉnh kế hoạch.

Dữ liệu BIM cũng được kết nối với hệ thống quản lý nhân lực từ đó giúp Xuân Mai đánh giá được nhân lực tại dự án, điều phối và kiểm soát nhân lực tại công trường.

Có thể thấy ứng dụng BIM mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng, đã và đang từng bước phủ kín các công trình xây dựng ở nhiều phân khúc thị trường khác nhau, đặt ra vấn đề mới trong định hướng phát triển và quản lý Nhà nước ngành Xây dựng.

Thanh Nga – Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thái Nguyên: Chú trọng phát triển hạ tầng viễn thông

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, Thái Nguyên được biết đến là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số. Có được kết quả đó, hạ tầng viễn thông giữ một vai trò quan trọng. Để tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có ý kiến chỉ đạo làm tốt hơn nữa nội dung này.

    15:58 | 18/07/2024
  • Tập huấn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến người dân Thủ đô.

    09:14 | 17/07/2024
  • Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hà Giang vừa Quyết định ban hành kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh. Đây là phiên bản phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang (phiên bản 3.0) và các văn bản hướng dẫn liên quan.

    11:08 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế số, xã hội số

    (Xây dựng) - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.

    10:59 | 16/07/2024
  • Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

    (Xây dựng) - Ngày 12/7/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 316/TB-VPCP thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

    08:30 | 13/07/2024
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, để hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện, trường đào tạo báo chí, truyền thông tổ chức các khóa tập huấn; tăng cường gắn kết, chia sẻ thông tin về các định hướng cơ chế chính sách, thành tựu, vấn đề thực tiễn đặt ra của ngành… để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    21:32 | 12/07/2024
  • Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công trực tuyến

    (Xây dựng) - Hiện Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công (DVC) trực tuyến, trong đó 29 DVC trực tuyến toàn trình và 06 DVC trực tuyến một phần.

    11:22 | 12/07/2024
  • Bỉ khởi động dự án hạt nhân "độc nhất vô nhị" với tốc độ siêu nhanh

    Đây là lò phản ứng sử dụng máy gia tốc hạt, hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ, an toàn và quan trọng nhất là giảm 100 lần lượng chất thải hạt nhân.

    07:58 | 12/07/2024
  • Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 10/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    07:49 | 12/07/2024
  • Bắc Ninh duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Chiều 10/7, tại UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã chủ trì phiên họp trực tuyến, cùng các đại biểu lắng nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đánh giá kết quả sơ bộ 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.

    11:33 | 11/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load