Thứ bảy 14/09/2024 19:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Kỷ niệm 16 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2024):

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

08:30 | 01/08/2024

Đúng ngày này 16 năm trước, 1-8-2008, Nghị quyết số 15/2008/QH12 (ngày 29-5-2008) của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan có hiệu lực.

16 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đời sống kinh tế của người dân từ ngoại thành đến nội thành no ấm và hạnh phúc hơn. Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. Ảnh: Đỗ Tâm

Bước phát triển vượt bậc

Nghị quyết số 15/2008/QH12 quy định hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây (cũ), chuyển huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) vào thành phố Hà Nội. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm, tin tưởng và kỳ vọng đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và đồng bào, chiến sĩ cả nước dành cho Thủ đô Hà Nội; là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại cho Thủ đô - trái tim của cả nước.

Sau 16 năm điều chỉnh địa giới hành chính, kinh tế - xã hội Thủ đô đã có bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008-2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm; giai đoạn 2011-2022 (theo quy mô điều chỉnh), GRDP tăng bình quân 6,67%/năm; năm 2023, GRDP tăng 6,27% so với năm trước; 6 tháng đầu năm 2024, GRDP tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Điểm sáng kinh tế Thủ đô còn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Hai quy hoạch lớn của thành phố là Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được hoàn thành, trình Quốc hội khóa XV xem xét tại kỳ họp thứ bảy. Hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc khởi công như Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; đường Vành đai 2 trên cao; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2..., tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển Thủ đô bền vững.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển toàn diện; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%, đã có 18/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế và xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm…

Để đạt được những kết quả như trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, sự quyết liệt, thống nhất trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương đã tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và dư luận xã hội với nhiệm vụ phát triển Thủ đô.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12, thành phố triển khai tích cực công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, tạo ra sức mạnh mới, đoàn kết, đồng tâm hợp lực giải quyết những khó khăn trước mắt, thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ của Thủ đô trong tình hình mới, tạo không khí phấn khởi của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Đặc biệt, sự gương mẫu chấp hành sự phân công, bố trí sắp xếp lại của các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức đã tạo nên không khí phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Đảng bộ thành phố đã tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, trong hệ thống cơ quan hành chính của thành phố và toàn xã hội, tạo nên sức mạnh tập thể thống nhất, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết.

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
Diện mạo nông thôn mới khang trang tại xã Lại Yên (huyện Hoài Đức). Ảnh: Nguyễn Quang

Triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách mới

Tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô năm 2024 với 7 Chương, 54 Điều, gồm 9 nhóm cơ chế, chính sách lớn rất đặc thù cho Thủ đô trên cơ sở thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đồng thời kế thừa, phát triển Luật Thủ đô năm 2012.

Tại kỳ họp, Quốc hội đã cho ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 làm cơ sở để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Các đại biểu Quốc hội nhận định, các đồ án được xây dựng công phu, khối lượng thông tin phong phú, đa dạng và phức tạp, cơ bản bám sát theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng, là động lực mới để Thủ đô có thêm nhiều cơ hội bứt phá, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, xứng đáng với không gian phát triển được mở rộng cách đây 16 năm - bên cạnh những nhiệm vụ lớn mà Hà Nội đang triển khai; tập trung để hoàn thành các chỉ tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của nhiệm kỳ 2020-2025 cũng như kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, về tổng thể, khi triển khai Luật Thủ đô năm 2024, trước hết thành phố tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt luật. Thành phố đã xây dựng kế hoạch phổ biến sâu rộng Luật Thủ đô tới mọi tầng lớp dân cư cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân và địa phương. Các cấp, các ngành tập trung quán triệt, tuyên truyền để đạt sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trung tâm, động lực phát triển của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từ đó, khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, xây dựng Thủ đô trở thành thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới, thành phố kết nối toàn cầu, thành phố sáng tạo.

Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và quy định theo thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Luật giao ban hành văn bản để triển khai thực hiện 96 nhiệm vụ, trong đó 74 nhiệm vụ phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 22 nhiệm vụ ban hành văn bản cá biệt. Trước mắt, thành phố sẽ phối hợp cùng các cơ quan trung ương xây dựng và trình Chính phủ 3 nội dung; thành phố xây dựng và ban hành văn bản triển khai 39 nội dung thuộc thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 1-1-2025 để bảo đảm hiệu lực thi hành Luật Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được và truyền thống hơn 94 năm của Đảng bộ Thủ đô, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị Thủ đô sẽ nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025, chung tay cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và sớm triển khai Luật Thủ đô năm 2024 đạt hiệu quả cao nhất, góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Theo Tiến Thành/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định về tổ chức hoạt động của UBND quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận; tổ chức hoạt động của UBND phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại UBND quận và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    08:41 | 13/09/2024
  • Mở rộng thành phố Phan Thiết lên 305km2 vào năm 2025

    (Xây dựng) - Theo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, đến năm 2025, thành phố Phan Thiết sẽ tiếp nhận thêm 94km2, nâng diện tích thành phố này lên thành 305km2, kèm theo đó là định hướng phát triển thành phố theo hướng hiện đại.

    15:10 | 11/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Lấy tên thành phố Huế khi trực thuộc Trung ương

    (Xây dựng) - Ngày 9/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định có 17/17 phiếu đồng ý.

    10:58 | 10/09/2024
  • Hà Nội: Bức xúc vấn nạn dán tờ rơi quảng cáo không đúng quy định

    (Xây dựng) - Tình trạng dán tờ rơi quảng cáo bừa bãi lên tường, cột điện, biển báo tại Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến, gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

    19:02 | 09/09/2024
  • Quy định đánh số nhà khu vực đô thị, nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tư số 08/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định rõ về đánh số nhà tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024.

    11:18 | 09/09/2024
  • Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh): Thẩm định, đánh giá phường Nam Hồng đạt chuẩn đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã tổ chức thẩm định, đánh giá kết quả xây dựng phường Nam Hồng đạt chuẩn đô thị văn minh. Kết quả, có 17/17 phiếu đánh giá phường Nam Hồng đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.

    21:22 | 08/09/2024
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

    20:02 | 06/09/2024
  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

    15:19 | 06/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

    14:43 | 06/09/2024
  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

    12:24 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load