Chủ nhật 08/09/2024 17:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hải Phòng xây trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao tại Chợ Sắt

14:58 | 18/11/2019

Trước tình trạng Chợ Sắt hoạt động không hiệu quả, các công trình xuống cấp, TP Hải Phòng đang lên phương án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao tại khu vực này.

Sáng 18/11, Văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng vừa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị để nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Trung tâm thương mại Chợ Sắt.

Trung tâm thương mại chợ Sắt tọa lạc ở vị trí đắc địa, sát sông Tam Bạc và nằm trên tuyến đường Quang Trung. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm thương mại Chợ Sắt hiện nay không hiệu quả. Công trình được xây dựng từ năm 1992 đến nay đã xuống cấp. Chủ đầu tư cũng chưa hoàn thành các công trình theo dự án được duyệt.

hai phong xay trung tam thuong mai khach san 5 sao tai cho sat
Toàn cảnh khu vực Trung tâm thương mại Chợ Sắt. Ảnh: Duy Thịnh.

Trước tình hình trên, UBND TP có quan điểm cần phải thu hút các nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê tại địa điểm này.

Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch thành phố chủ trì và phối hợp cùng các sở, ngành, kiểm tra, làm dự thảo gửi Ban Cán sự Đảng UBND thành phố để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thoái vốn Nhà nước trong liên doanh, xử lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và chủ trương đầu tư dự án mới tại khu vực Chợ Sắt.

Bên cạnh đó, đơn vị được giao cần đề xuất phương án, thủ tục để đầu tư dự án mới tại khu vực Chợ Sắt.

Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu cho UBND thành phố về việc thoái vốn Nhà nước trong liên doanh, đề xuất phương án xử lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong Trung tâm thương mại Chợ Sắt, báo cáo UBND thành phố trong tháng 12.

Chủ tịch TP Hải Phòng cũng giao Công ty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng chủ trì cùng UBND quận Hồng Bàng và Công ty Liên doanh hữu hạn Hải Thành kiểm tra, nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý đối với trên 425 trường hợp đăng ký hợp đồng kinh doanh tại Trung tâm thương mại Chợ Sắt.

Chợ Sắt được xây dựng ở khu phố nhượng địa từ cuối thế kỷ 19 dưới thời Pháp thuộc, khi đó gọi là Chợ Lớn (Grande Marché). Chợ được xây dựng bằng vật liệu chủ yếu là sắt thép nên có tên gọi là Chợ Sắt.

Nhờ địa thế thuận lợi bên tuyến đường thủy từ Hải Phòng đi các tỉnh nên dưới thời Pháp thuộc Chợ Sắt từng là nơi rất sầm uất, đầu mối buôn bán chính từ Nam Định lên hoặc Quảng Yên xuống.

Tiếng tăm chợ này có thể sánh với Đồng Xuân (Hà Nội), Chợ Rồng (Nam Định), Chợ Đông Ba (Huế), Chợ Bến Thành (Sài Gòn).

Năm 1985, Chợ Sắt xảy ra cháy. Đến tháng 5/1992, Chợ Sắt được xây dựng thành một trung tâm thương mại, dịch vụ 6 tầng.

Chợ Sắt nay không tấp nập người buôn bán, nhưng thương hiệu về một ngôi chợ nổi tiếng vẫn thu hút sự tò mò của du khách khi có dịp đến Hải Phòng.

Theo Nguyễn Dương/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load