Thứ tư 09/10/2024 13:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Hải Phòng: Tuyến đường trên 4.300 tỷ đồng chậm tiến độ sau gần 15 năm

23:14 | 18/12/2021

(Xây dựng) - Năm 2007, thành phố Hải Phòng phê duyệt Dự án đường Lạch Tray - Hồ Đông đi qua 2 quận Hải An và Ngô Quyền có chiều dài 5,7km và mặt cắt rộng 100m, mức đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng. Sau gần 15 năm triển khai, tiến độ giải ngân và thi công tuyến đường rất chậm.

hai phong tuyen duong tren 4300 ty dong cham tien do sau gan 15 nam
Dự án đường Lạch Tray – Hồ Đông triển khai rất chậm.

Dự án đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông có mức đầu tư gần 4.400 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách do Công ty TNHH MTV Thương mại phát triển đô thị Hải Phòng làm chủ đầu tư. Dự án đường Lạch Tray - Hồ Đông có mặt cắt ngang đường 100m, dài 5,7km nối từ đường liên phường đến đường Đông Khê 2. Tuy nhiên, đến nay tiến độ kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng rất chậm, khối lượng công việc thực hiện mới đạt 359 tỷ đồng. Diện tích giải phóng mặt bằng xong chủ yếu là tuyến đường trục, khu đô thị hầu như chưa triển khai, do nguồn vốn ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu.

Dự án đường Lạch Tray - Hồ Đông mới chỉ được thi công khoảng vài trăm mét đường nhựa, khu vực trước Viện Kiểm sát nhân dân quận Ngô Quyền. Tuyến đường này ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ dân thuộc địa phận quận Hải An và quận Ngô Quyền. Nếu dự án này tiếp tục được triển khai, tuyến đường Hồ Đông - Lạch Tray đi qua hồ Phương Lưu, hồ An Biên sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông, cảnh quan đô thị trên địa bàn hai quận Hải An và Ngô Quyền. Hai quận đã nhiều lần triển khai giải phóng mặt bằng.

Dự án triển khai chậm, khu vực đã giải phóng mặt bằng và làm nền đường trở thành điểm tập kết rác thải. Nhiều khối bê tông được dựng trước lối vào khu vực đường đang thi công dang dở để hạn chế xe tải đổ rác, phế thải. Khu vực này trở thành sân tập lái xe, khu vui chơi thể thao. Một số khu đất nông nghiệp đã thu hồi nhưng chưa sử dụng được tận dụng để trồng rau.

Thời gian qua, Dự án đường Hồ Đông - Lạch Tray được người dân và cử tri tại thành phố Hải Phòng đặc biệt quan tâm. Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu chất vấn các cơ quan chức năng về việc dự án đường Hồ Đông - Lạch Tray chậm triển khai sau nhiều năm. Tại kỳ họp, đại biểu HĐND phản ánh tuyến đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây bức xúc trong nhân dân. Đại biểu đặt câu hỏi tới cơ quan chức năng, dự án có thực hiện không và khi nào sẽ thực hiện và đề nghị thành phố Hải Phòng nêu rõ lộ trình thực hiện.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng: Dự án đường Lạch Tray - Hồ Đông kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, pháp luật về đầu tư có nhiều thay đổi. Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thương mại đầu tư, phát triển đô thị đang trong quá trình cổ phần hoá và theo quy định mới không thể tiếp tục là chủ đầu tư, nguồn lực đầu tư bằng nguồn ngân sách khó khăn. Từ năm 2016 đến nay, UBND thành phố Hải Phòng có nhiều phương án để giải quyết dự án. Trong đó, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng 3 phương án: Giữ nguyên quy mô tuyến đường với mặt cắt 100m, giảm quy mô còn mặt cắt 50,5m, giảm còn 35m…

Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng đề xuất, nên giữ quy mô 35m tương đương với đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, tương đương với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (35m), đường liên phường (40m), đường Lê Hồng Phong (64m), đường Đông Khê 2 (25m). Đồng thời, tính toán khả năng khai thác quỹ đất bên đường còn trống (đất nông nghiệp và ít dân cư sinh sống), có khả năng từ 5-6 vị trí với diện tích khoảng từ 50-60ha để đấu thầu hoặc đấu giá, tăng thu cho ngân sách thành phố Hải Phòng. Với quy mô như trên cần nguồn vốn hơn 4.300 tỷ đồng. Việc lựa chọn phương án, phân kỳ đầu tư cần phải tình toán kỹ lưỡng, trên tổng thể về khả năng cân đối ngân sách đầu tư công trung hạn, tính toán lưu lượng xe, khả năng khai thác quỹ đất bên đường, tác động đến các hộ dân đang sinh sống tại khu vực ảnh hưởng của dự án.

Ông Phạm Văn Lập – Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng yêu cầu đối với Dự án đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông, cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn phương án cụ thể trong năm 2022. Đồng thời, thông báo rõ để nhân dân được biết, giảm thiểu những ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân. Hiện, thành phố Hải Phòng đang giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất phương án phù hợp để tiếp tục triển khai dự án này.

Đăng Hùng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Các vết nứt tại hồ Cổ Hụ đã được khắc phục

    (Xây dựng) - Sau nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng, các vết nứt trên mặt đường tại công trình hồ chứa nước Cổ Hụ, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được khắc phục, xử lý.

  • Tây Hồ (Hà Nội): Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân có sử dụng đất đúng mục đích?

    (Xây dựng) – Nhiều năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân được UBND Thành phố Hà Nội giao đất để làm nơi tập kết vật liệu xây dựng. Trong quá trình khai thác sử dụng, Hợp tác xã đã sử dụng đất sai mục đích để kinh doanh khai thác dịch vụ và từng bị lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên đến nay, phần đất được giao cho Hợp tác xã lại tiếp tục sử dụng để kinh doanh sân pickleball, việc này cần các cấp có thẩm quyền kiểm tra, làm rõ.

  • Quảng Nam: Kiểm tra việc phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý đơn theo quy định của pháp luật về việc ông Trà Thanh Hưng (trú tại thành phố Đà Nẵng) phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873 – Xây dựng công trình giao thông liên quan đến gói thầu thi công xây dựng công trình, dự án đường Vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

  • Công ty Cây xanh Hà Nội “cấm cửa” một nhà thầu 3 năm vì gian lận hồ sơ

    (Xây dựng) - Mới đây, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh Hà Nội) đã ra quyết định xử lý cấm thầu trong thời gian 3 năm đối với Công ty Cổ phần BiUni vì có hành vi gian lận hồ sơ dự thầu.

  • Bù Gia Mập (Bình Phước): Dự án sửa chữa xong mới tổ chức đấu thầu gây nhiều tranh cãi

    (Xây dựng) - Gần đây, dư luận tại huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đặc biệt quan tâm đến một dự án tại địa phương khi công trình sửa chữa trụ sở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ 4 tháng trước, nhưng đến tháng 9/2024 mới thực hiện các thủ tục đấu thầu công khai. Việc “xây dựng xong mới đấu thầu” đã gây xôn xao và đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình, tính minh bạch trong quản lý dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.

  • Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép

    (Xây dựng) – Xây dựng trái phép trên đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, giao và cho thuê đất; nhưng Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà vẫn một mực phớt lờ yêu cầu di dời của chính quyền địa phương sau khi phát hiện ngọn núi dựng trụ bị sạt lở, hỗ trợ thực hiện công trình khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân dưới chân núi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load