Thứ bảy 26/10/2024 14:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hai khu vực ở Hà Nội dự kiến là thành phố trong tương lai

08:49 | 13/10/2022

TP Hà Nội dự kiến tập trung nguồn lực xây dựng 2 thành phố (TP) trực thuộc. Cụ thể, một TP ở phía Bắc sông Hồng (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn) và TP ở phía Tây, thuộc khu vực Hoà Lạc (Quốc Oai, Thạch Thất).

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ lộ trình lên quận của huyện Đông Anh, Gia Lâm và kế hoạch xây dựng thêm 2 TP trực thuộc Thủ đô Hà Nội.

Về quy hoạch, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nhiều năm qua, TP phát triển hướng vào trung tâm. Điều đó khiến cho dân số ở các quận nội thành tăng nhanh, dẫn đến những bất cập về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, úng ngập…

hai khu vuc o ha noi du kien la thanh pho trong tuong lai
TP Hà Nội dự kiến sẽ có thêm 2 TP trực thuộc ở phía Bắc sông Hồng và ở phía Tây. Ảnh: Hoàng Hà.

“Theo chủ trương, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, di dời nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm, trường đại học, bệnh viện thì ưu tiên xây công trình công cộng. Thế nhưng, chúng ta chỉ làm nhà ở, dân cư tăng lên, nên thiếu cả trường học, tắc đường, ô nhiễm”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Để giải quyết những bất cập trên, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, TP sẽ quyết tâm ‘giãn ra bên ngoài’, xây dựng các cực tăng trưởng mới. Điển hình trong đó là tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển 2 TP trực thuộc Thủ đô.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, việc xây dựng 2 TP trực thuộc Thủ đô là định hướng lớn và đã được đưa vào Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, dự kiến TP sẽ xây dựng một TP ở phía Bắc sông Hồng, gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn. Đây sẽ là TP dịch vụ, hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của TP này.

TP thứ hai trong lòng Thủ đô Hà Nội dự kiến được xây dựng ở phía Tây, khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là TP khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo. Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nền móng của TP này đã có sẵn. Cụ thể như Khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đại học Quốc gia. Thời gian tới, Chính phủ sẽ bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về TP Hà Nội. Cơ quan chức năng cũng đưa ra định hướng di dời các trường đại học trong nội thành lên khu vực này.

Ông Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, TP đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 có 3-5 huyện lên quận, nhưng nếu dàn hàng ngang thì khó thành công. Vì thế, TP Hà Nội đã chọn huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận trước các huyện còn lại.

“Lãnh đạo TP đang cùng các huyện đánh giá, từng bước báo cáo các cấp thẩm quyền, cố gắng năm 2023 hai huyện sẽ lên quận", ông Đinh Tiến Dũng nói.

Theo chương trình Thành ủy Hà Nội ban hành trước đó, 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021-2025 gồm Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026-2030 gồm Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.

TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Theo đó, 12 quận của TP Hà Nội gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân.

Huyện Đông Anh diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000, có 23 xã, một thị trấn. Huyện Gia Lâm diện tích gần 115 km2, dân số 280.000, có 20 xã và 2 thị trấn.

Theo Duy Quang/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hà Tĩnh: Kết thúc điệp khúc “cứ mưa là ngập”

    (Xây dựng) - Với việc triển khai đồng loạt các dự án nâng cấp hạ tầng đô thị, trong đó nhiều công trình tăng tiêu thoát nước trên địa bàn, đến nay thành phố Hà Tĩnh đã khắc phục tình trạng “cứ mưa là ngập”.

  • Hà Nội đột phá, đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên mới

    Thủ đô Hà Nội đã, đang nỗ lực xây dựng thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng là trái tim của cả nước, nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị truyền thống ngàn năm văn hiến trong thời đại hôm nay.

  • Đà Nẵng: Chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Công cuộc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý Nhà nước tại Đà Nẵng đã đem lại nhiều kết quả. Chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị là xu thế tất yếu, nếu thực hiện tốt, Đà Nẵng sẽ trở thành hình mẫu trong việc áp dụng công nghệ số vào quản lý đô thị, mang lại môi trường sống hiện đại và bền vững cho người dân.

  • Nâng cấp diện mạo đô thị cho thành phố trẻ Đông Triều

    (Xây dựng) – Ngày 1/11 tới đây, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực. Hiện các công trình, dự án trọng điểm của thị xã Đông Triều đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp diện mạo đô thị của thành phố trẻ Đông Triều, hướng tới đô thị văn minh, hiện đại.

  • Ninh Bình: Tăng cường nguồn nhân lực xây dựng Đề án đô thị thông minh bền vững

    (Xây dựng) - Ngày 24/10, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Bình phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án "Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng", với thành phần tham gia là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở, ngành, thành phố, huyện, phường, xã trực thuộc tỉnh Ninh Bình.

  • Hội nghị tổng kết Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”

    (Xây dựng) - Ngày 23/10, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng Việt Nam (Học viện AMC) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” – Dự án VKC.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load