Chủ nhật 08/09/2024 16:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hải Dương: Học sinh “phớt lờ” ngang nhiên vi phạm luật giao thông

14:07 | 25/10/2013

Xe đạp điện đã và đang được giới trẻ TP Hải Dương đón nhận bởi những tiện ích của nó mang lại. Tuy nhiên việc sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông thì còn nhiều điều đáng bàn, nhất là việc đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng...

Hiện tại chưa có một con số thống kê chính xác về số lượng xe đạp điện đang được lưu hành trên địa bàn TP Hải Dương Tuy nhiên với tính năng của nó, cũng như giá xăng dầu ngày càng tăng cao thì giải pháp sử dụng xe đạp điện làm phương tiện đi lại được nhiều người dân sử dụng, đặc biệt là giới trẻ.

Dạo một vòng quanh các tuyến đường phố chính của TP, không khó để chúng tôi bắt gặp hình ảnh người đi xe đạp điện vẫn còn "lơ là" với quy định về việc đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, nhiều trường hợp đi xe đạp điện đã không đội mũ bảo hiểm còn lạng lách đánh võng, chở ba, chở bốn trên đường.

Tại một số điểm trường THPT  trên địa bàn TP Hải Dương vào giờ tan học như Hồng Quang, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Du, Thanh Bình… phóng viên đã mục sở thị rất nhiều trường hợp học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Hàng tốp xe cứ giăng hàng hai, hàng ba nối đuôi nhau tỏa đi các phố phường.

Khi được hỏi vì sao có quy định người điều khiển xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, một học sinh hồn nhiên trả lời: Trong lớp, những bạn nào đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm đều bị coi là "ngố", thậm chí bị tẩy chay, với lại đi xe đạp điện mà còn phải đội mũ bảo hiểm thì thà đi xe máy cho xong. Có trường hợp khác lại nói “ Cháu đâu có biết đi xe đạp điện mà cũng phải đội mũ bảo hiểm”.

Theo Điểm i, Khoản 3, Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Để bảo đảm an toàn giao thông trường học, Sở Giáo dục và Đào tỉnh Hải Dương đã yêu cầu các nhà trường phải nghiêm túc xử lý những học sinh vi phạm giao thông. Học sinh vi phạm lần 1 bị hạ hạnh kiểm tháng, lần 2 hạ hạnh kiểm 1 kỳ, vi phạm nhiều lần hạ hạnh kiểm yếu ghi vào sổ học bạ.

Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2013, Công an TP Hải Dương đã mở đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Tập trung vào nhóm đối tượng vi phạm là thanh niên, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông trong TP.

Nhằm phát hiện và xử lý các hành vi: Người điều khiển, ngồi trên xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông…

Ngoài việc xử lý vi phạm theo quy định, Công an TP sẽ gửi thông báo đối với học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm đến trường nơi đang theo học để nhà trường phối hợp tuyên truyền và xử lý.

Hy vọng rằng với sự vào cuộc đồng bộ của cả nhà trường và lực lượng cảnh sát giao thông tình trạng học sinh sinh viên vi phạm luật giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ có chiều hướng giảm cũng như  góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Ánh Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load