Thứ tư 12/02/2025 06:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Tĩnh: Tổ chức kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

11:42 | 22/10/2023

(Xây dựng) - Tối 21/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Hà Tĩnh: Tổ chức kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đọc diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (ảnh: Vũ Long).

Tại buổi kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu khẳng định: Là vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa và cách mạng, Hà Tĩnh nơi sản sinh ra các danh nhân văn hóa nổi tiếng, các nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, trong đó có người con ưu tú La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804).

Nguyễn Thiếp quê ở xã Kim Song Trường (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), xuất thân trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học. Nguyễn Thiếp đã thể hiện trách nhiệm cao với vận mệnh của dân tộc và có những đóng góp đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1743, Nguyễn Thiếp đi thi và đậu Hương giải. Năm 1748, ông dự thi Hội và đậu Tam trường nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách, dạy học. Năm 1756, Nguyễn Thiếp nhận chức Huấn đạo ở Anh Đô (Nghệ An). Sau 6 năm làm Huấn đạo, Nguyễn Thiếp được bổ làm Tri huyện Thanh Giang (Thanh Chương - Nghệ An ngày nay). Đến năm 1768, Nguyễn Thiếp xin từ quan, trở về núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn - Nghệ An) tiếp tục cuộc sống ẩn cư và dạy học.

Chúa Trịnh đã mời ông ra làm quan nhưng ông từ chối. Chỉ đến khi vua Quang Trung - một lãnh tụ kiệt xuất, có nhãn quan tinh tường, biết quý trọng nhân tài và tiết tháo của kẻ sỹ kiên nhẫn cầu hiền, ông mới nhận lời giúp.

Với trí tuệ uyên thâm, lỗi lạc của mình, ông đã phò vua, giúp nước, góp phần quan trọng đánh bại quân Thanh, cùng vua Quang Trung lo việc chấn hưng, xây dựng đất nước. Ông dốc sức giúp việc thi cử, tuyển chọn nhân tài, chọn đất lập đô. Dưới triều đại vua Quang Trung, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã dành nhiều tâm sức dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính thức một thời của nước ta.

Hà Tĩnh: Tổ chức kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Chương trình nghệ thuật đã mang đến cho khán giả những cảm xúc sâu lắng, niềm tự hào về lịch sử, truyền thống của quê hương, con người Hà Tĩnh.

Những giá trị văn hóa, giáo dục, tư tưởng hội tụ đầy đủ trong con người La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã khẳng định ông là một nhân cách lớn, một trí tuệ uyên thâm. Ông đóng vai trò quan trọng đối với nền văn hóa, giáo dục Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.

Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp nhằm khẳng định, tôn vinh những giá trị mà ông đã để lại; khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử văn hóa của con người Hà Tĩnh.

Tại buổi lễ kỷ niệm, khán giả được hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân qua bộ phim tài liệu “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Danh sỹ đất Hồng Lam”.

Cùng với đó là chương trình nghệ thuật với tên gọi “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp - Danh bất hư truyền” đã mang đến cho khán giả những trích đoạn kịch dân ca, tổ khúc dân ca và các ca khúc đặc sắc viết về mảnh đất Can Lộc nói riêng, quê hương Hà Tĩnh nói chung như: Về miền nhân kiệt; Kẻ sỹ núi Bùi Phong - “Vua Quang Trung cầu hiền”; Tây Sơn bước chân hào kiệt; Danh bất hư truyền; Hà Tĩnh đất phượng hoàng… được dàn dựng công phu, khí thế hào hùng.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nam Đàn (Nghệ An): Khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025, gắn với kỷ niệm 1.312 năm cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load