Thứ tư 15/01/2025 13:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội dự kiến mở rộng không gian đi bộ trong khu phố cổ

23:53 | 01/10/2013

Chiều 01/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cùng các sở, ngành, UBND Q.Hoàn Kiếm đã họp bàn về Đề án mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I, khu phố cổ Hà Nội.

Theo ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng giám đốc Cty CP Đồng Xuân (đơn vị được UBND Q.Hoàn Kiếm giao nghiên cứu đề án từ 2009 đến nay): Khu bảo tồn cấp I nằm trong quần thể khu phố cổ Hà Nội, thuộc địa bàn của 4 phường: Hàng Đào – Hàng Bạc – Hàng Buồm- Đồng Xuân. Nơi đây còn lưu giữ được những công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ 18-19 với dáng vẻ kiến trúc cổ, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo.

Việc mở rộng không gian đi bộ sẽ là một điểm nhấn trong hoạt động thương mại, du lịch của Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng trong xu thế hội nhập, phát triển.

Đề án dự kiến mở rộng không gian đi bộ trên các tuyến phố gồm: Hàng Buồm – Mã Mây – Hàng Giầy – Lương Ngọc Quyến – Tạ Hiện – Đào Duy Từ thuộc địa bàn hai phường Hàng Buồm và Hàng Bạc.


Phố Tạ Hiện..

Các tuyến phố trên trong dự án bước 1 mở rộng quy hoạch không gian phố cổ được xuất phát từ khu vực có truyền thống về văn hóa ẩm thực và kinh doanh sầm uất nhất, gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: đền Bạch Mã, Định Quán Đế, nhà cổ 87 Mã Mây, đền Hương Tượng. Bên cạnh đó có sự gắn kết tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân và tạo thành một quần thể không gian đi bộ phù hợp trong khu vực phố cổ.

Thời gian hoạt động của các tuyến phố đi bộ vào 3 tối hàng tuần (thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật), vào khoảng từ 18-19h đến 24h.

Để triển khai thực hiện đề án, Công ty CP Đồng Xuân cho biết đã phối hợp các công ty chức năng của TP và quận xây dựng các phương án như: phân luồng giao thông và bố trí điểm giao thông tĩnh, phương án đảm bảo an ninh trật tự - PCCN, đảm bảo vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, phương án tài chính và sắp xếp các hộ kinh doanh. Về mặt hàng kinh doanh là sản phẩm hàng hóa ẩm thực tiêu biểu, truyền thống đại diện cho Hà Nội và các vùng miền trong Tổ quốc. Dự kiến sẽ sắp xếp 76 hộ, trong đó có 46 hộ đang kinh doanh trên vỉa hè (giữ nguyên hiện trạng và chấn chỉnh chỉ giới); sắp xếp dưới lòng đường 32 hộ, trong đó sắp xếp mới 26 hộ.

Ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết thêm: Quận đã họp vận động các hộ dân về đề án mở rộng không gian đi bộ và được nhân dân đồng thuận; cam kết đảm bảo việc sinh hoạt ít đảo lộn nhất. Mức thu phí của Công ty CP Đồng Xuân đưa ra dự kiến là 100.000 đồng, tương đương chợ loại hai. Hiện việc chỉnh trang các tuyến phổ cổ thực hiện theo quy định. Đề án đã nghiên cứu phương án dùng xe chữa cháy, cấp cứu (các quầy lưu động ở lòng đường có thể thu gom được ngay, các lối đi rộng khoảng 1,5-2m); Phương án đi bộ kết nối với chợ đêm Đồng Xuân đã được nghiên cứu. Ông Hùng, đề nghị được triển khai đề án ngay từ mùa thu này, tạo sức hút cho TP.

Góp ý và đề án, hầu hết các đại biểu thống nhất về việc cần thiết triển khai đề án. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT bày tỏ lo lắng phương án động chạm đến toàn bộ nhân dân khu phố cổ nên cần tính toán kỹ lưỡng; cần điều tra xã hội học để người dân góp ý vào đề án. Việc mở rộng không gian đi bộ sẽ đảo lộn giao thông trong khu vực phố cổ rất lớn. Sở GTVT cũng đã tham gia khảo sát khu vực đi bộ Hàng Ngang – Hàng Đào – Hàng Đường – chợ Đồng Xuân và vùng phụ cận, cho thấy nhân dân ủng hộ nhưng có đề nghị xem lại những ki ốt bày dưới lòng đường. Ở các nước đều có không gian đi bộ nhưng đảm bảo an toàn giao thông, PCCC. Nếu các khu phố cổ của Hà Nội có sự cố cháy nổ, mới đi thu dọn các gian hàng sẽ không kịp; theo đó, không mở thêm cửa hàng, cửa hiệu, lắp đặt thêm các kiốt giữa lòng đường. Về phân luồng giao thông, đỗ xe, Công ty CP Đông Xuân phải nghiên cứu kỹ thêm, lên phương án cụ thể.

Mặt khác, ý kiến từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng góp ý vào việc nếu chỉ tổ chức ẩm thực trên các tuyến phố sẽ lãng phí nguồn lực, có thể khôi phục các phố nghề, thu hút khách du lịch; tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian ở khu vực các di tích (ca trù, võ thuật cổ truyền…).

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi cho rằng đề án cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Đây là đề án của UBND quận Hoàn Kiếm, quận cần đứng ra nghiên cứu, không để Công ty CP Đồng Xuân đề xuất sẽ khó phối hợp, thống nhất cụ thể với các ngành. Hơn nữa, đề án nên nghiên cứu phương án mở rộng phạm vi ra khu vực hồ Hoàn Kiếm. Đề án phải đảm bảo các yêu cầu về trật tự trị an xã hội, sự đồng thuận của nhân dân, cảnh quan đô thị, các công trình di tích lịch sử văn hóa; đường phải đảm bảo mặt cắt để cho các phương tiện PCCC, cấp cứu lưu thông; vệ sinh môi trường và sắp xếp phương tiện.

Phó Chủ tịch cũng cho rằng cần đánh giá tính hiệu quả và sự đáp ứng mục tiêu tuyến phố đi bộ hàng Đào – Hàng Đường – Đồng Xuân đang thực hiện; rút kinh nghiệm để khắc phục bất cập. Tuyến phố này phải phát huy các di sản, giá trị văn hóa, không gian kiến trúc, làng nghề... Từ đó, xác định tổ chức đi bộ nhằm mục đích gì, tổ chức các hoạt động văn hóa như thế nào?

Phó Chủ tịch yêu cầu, UBND quận Hoàn Kiếm cần tiếp thu việc khảo sát xã hội học của Sở Giao thông Vận tải, huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang các tuyến phố; Việc thu phí quản lý sẽ phải áp dụng… Quận cũng phải phối hợp với các ngành Công an, Giao thông Vận tải, Văn hóa, Thương mại để lên các phương án chi tiết. Cần đẩy nhanh việc nghiên cứu đề án khả thi, khoang vùng phạm vi, xây dựng quy chế quản lý khu phố đi bộ kèm theo đề án. Cuối tháng 10, quận Hoàn Kiếm phải báo cáo đề án ra tập thể UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Ngày 10/1, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc và khảo sát tình hình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng tham gia có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, Thứ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng và đại diện các Ban, vụ Quốc hội và Bộ Xây dựng.

    18:07 | 11/01/2025
  • Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP ngày 10/1/2025 Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    12:54 | 11/01/2025
  • Xây dựng thành phố Chí Linh thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên

    (Xây dựng) – Theo quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Chí Linh đến năm 2040 mới được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, thành phố Chí Linh sẽ trở thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên.

    07:48 | 11/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đô thị hóa

    (Xây dựng) - Hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời mở ra không gian mới cho phát triển đô thị của tỉnh.

    16:50 | 10/01/2025
  • Thái Bình: Công bố quyết định công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 9/1, huyện Tiền Hải tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV và tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động thi đua yêu nước năm 2025.

    16:12 | 10/01/2025
  • Khởi động dự án làm thay đổi diện mạo đô thị Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Khi hoàn thành, dự án Kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc sẽ góp phần nâng tầm đô thị Quảng Ngãi, kiến tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi và giải trí cho người dân.

    08:44 | 10/01/2025
  • Bắc Giang: Xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027

    (Xây dựng) - Theo Kế hoạch số 78/KH-UBND do UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành, Bắc Giang sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027.

    20:03 | 09/01/2025
  • Thị xã An Nhơn (Bình Định): Đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 9/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III thị xã An Nhơn (khu vực nội thị dự kiến mở rộng) và Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Nguyễn Cao Viên chủ trì Hội nghị.

    19:12 | 09/01/2025
  • Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Đồng Nai đang nỗ lực phát triển đô thị thông minh bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng sống và hiệu quả quản lý đô thị. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như BIM hay GIS vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các công cụ cơ bản. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông, ứng dụng công nghệ trong quản lý và phát triển giao thông xanh, nhằm đáp ứng các mục tiêu bền vững.

    19:08 | 09/01/2025
  • Tây Ninh: Thị xã Hòa Thành đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 8/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án phân loại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Lê Hoàng Trung chủ trì Hội nghị.

    22:26 | 08/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load