Thứ hai 29/04/2024 07:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hạ Hòa (Phú Thọ): Tòa sơ thẩm và phúc thẩm cùng “dập khuôn” xét xử vụ án tranh chấp đất đai khi chưa làm rõ hồ sơ vụ án

22:43 | 15/12/2021

(Xây dựng) - Mặc dù, vụ án tranh chấp đất đai tại xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, giữa nguyên đơn là ông Phùng Đức Sáu và bị đơn ông Phùng Văn Hậu đã diễn ra qua 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Nhưng sự việc vẫn “dập khuôn” khi cả hai cấp tòa xét xử đều không làm rõ hồ sơ tranh chấp, để sự việc rơi vào bế tắc và nguyên nhân hiện vẫn chưa được sáng tỏ.

ha hoa phu tho toa so tham va phuc tham cung dap khuon xet xu vu an tranh chap dat dai khi chua lam ro ho so vu an
Lô 2 (khoảng 2.100m2) đo đạc thực tế là 2.745,6m2, đang trồng chè và thuộc lô đất số 18 Hạt kiểm lâm giao cho ông Sáu trồng cây gỗ lớn.

Cụ thể, theo Bản án phúc thẩm số 60/2021/DS-PT ngày 30/9/2021 của TAND tỉnh Phú Thọ kết luận giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 15/2020/DS-ST ngày 30/9/2020 của TAND huyện Hạ Hòa: Quyết định cho gia đình ông Hậu chỉ trả lại lô 1 là 1.170m2 khu vực rừng phòng hộ, còn Lô 2 diện tích 2.745,6m2 thuộc lô 18 hiện đang tranh chấp lại vẫn quyết định cho ông Hậu được quyền sử dụng, với lý do lô 18 thuộc biên bản giao vốn hỗ trợ trồng rừng và chăm sóc bảo vệ cây gỗ lớn chứ không nằm trong quyết định giao đất trồng rừng.

Nhưng thực tế, căn cứ theo chủ trương giao đất chương trình Dự án 327 - ngày 15/9/1992 của Chính phủ, ghi rõ dựa vào các Lâm trường để thực hiện mục tiêu dự án. Kể cả Quyết định 559 ngày 12/9/1995 điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Quyết định 327 quy định “các ngành lâm, nông trường… giao đất khoán rừng…” và tại Điều 5 Nghị định 02 - ngày 15/01/1994, quy định đối tượng được giao đất lâm nghiệp là các doanh nghiệp lâm nghiệp…; trong đó Lâm trường Thanh Hòa khi đó được giao là hoàn toàn đúng chủ trương, chính sách pháp luật. Vì vậy, việc giao đất bằng hợp đồng giao khoán cho hộ ông Sáu là đúng cách thức theo quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định số 02.

Theo đó, việc giao đất cho ông Sáu được thể hiện từ 1993 gồm (8 lô: từ lô 04-11), thực hiện liên tục bàn giao lô 18 đang tranh chấp theo khế ước giao đất ngày 01/12/1994. Đồng thời các chứng cứ này đều phù hợp với xác nhận của công ty Lâm nghiệp Thanh Hòa theo Văn bản số 13/CV-CTLNTH và Lâm trường Thanh Hòa (nay là Hạt kiểm lâm Hạ Hòa, là cơ quan giao đất) theo công văn 76/CV-KL ngày 18/8/2020 đều xác nhận ông Sáu là người được giao đất theo dự án 327 từ năm 1993 và không có bất cứ tài liệu nào thể hiện giao cho ông Hậu.

Bên cạnh đó, ông Sáu được giao lô 18 theo sơ đồ, “Hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng ngày 01/12/1994 và khế ước giao đất trồng rừng bằng vốn Nhà nước ngày 01/12/1994, (có cả UBND xã Hương xạ và Lâm trường Thanh Hòa ký giao nhận và kèm theo Phụ biểu khế ước là lô 18, diện tích 3,3ha). Bởi vậy, Biên bản giao vốn do UBND xã giao có trong hồ sơ vụ án là hoàn toàn có căn cứ xác thực.

ha hoa phu tho toa so tham va phuc tham cung dap khuon xet xu vu an tranh chap dat dai khi chua lam ro ho so vu an
ha hoa phu tho toa so tham va phuc tham cung dap khuon xet xu vu an tranh chap dat dai khi chua lam ro ho so vu an
Các văn bản giấy tờ ông Phùng Đức Sáu được giao nhận đều thuộc lô 18.

Ngoài chứng cứ nêu trên, lô đất hiện đang tranh chấp là lô 18 đã được giao trước thời điểm Quyết định 292 mà bị đơn cung cấp, đồng thời lại không đúng với diện tích đang tranh chấp, không đúng vị trí số lô, số thửa. Trong khi đó, Quyết định 292 được giao là tờ bản đồ F 48.91 A-c-1, thuộc Lô 59 lại có dấu hiệu sửa chữa tên (“Sáu” sang “Hậu”), bởi vậy Quyết định này không có giá pháp lý trong vụ án tranh chấp đất đai trên. Ngoài ra, về phía gia đình ông Hậu hiện có khu đất khác khoảng hơn 1.000m2 cạnh đất của ông Sáu hiện đang tranh chấp, đã giao cho con trai là anh Phùng Văn Huấn làm, vậy 2 cấp tòa cũng chưa xác minh làm rõ diện tích đất này là lô nào, thửa số bao nhiêu?..., rất nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.

Thẩm vấn tại phiên tòa, bị đơn nói không biết phần đất đang tranh chấp ở đâu, không nắm rõ cụ thể thửa đất, không có chứng cứ nào chứng minh được giao đất và hồ sơ không có gì ngoài Quyết định 292 đã bị sửa chữa, mà quyết định này như đã nói ở trên lô số 18 hiện đang tranh chấp được giao khoán trước khi có Quyết định 292. Bên cạnh đó, bị đơn không có bất cứ tài liệu nào thể hiện việc giao đất, giao vốn trồng rừng, chỉ dựa vào lời khai nhân chứng là các con bị đơn nhưng không đúng thực tế và không được coi là chứng cứ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là còn tài liệu nào chứng minh và cơ sở pháp lý nào là bằng chứng xác thực nhất, lô đất đang tranh chấp thuộc sở hữu của bị đơn theo như 2 cấp tòa kết luận?

Cũng theo hồ sơ vụ án, ông Sáu đã cung cấp đầy đủ và chi tiết các giấy tờ thể hiện ông Hậu đã nhận khoán của ông Sáu, thừa nhận việc nhà nước giao đất (kể cả trước đây ông Hậu đã sử dụng), theo sổ sách kê khai nhận tiền hỗ trợ do chủ sử dụng đất là ông Sáu giao theo khế ước giao đất trồng rừng bằng vốn Nhà nước ngày 01/12/1994 và thông qua tài liệu hồ sơ vụ án thể hiện 11 hộ gia đình khác là nhân chứng mượn đất trong việc giao khoán trồng rừng cùng đợt giao cho ông Phùng Văn Hậu và anh Phùng Xuân Đoàn, nhưng hai cấp xét xử đều không lấy lời khai bỏ qua những người có liên quan này. Đây là những thiếu xót trong thành phần tham gia tố tụng mà một phiên tòa cần có, dẫn đến bản án không mang tính chính xác, minh bạch và khách quan.

ha hoa phu tho toa so tham va phuc tham cung dap khuon xet xu vu an tranh chap dat dai khi chua lam ro ho so vu an
Quyết định giao đất của ông Hậu là lô 59, không phải là lô 18.

Ngoài ra, cơ sở pháp lý khác cũng chứng minh được tài liệu hồ sơ duy nhất mà bị đơn có là Quyết định 292 ngày 15/12/1994, mà nguyên đơn cũng có. Bị đơn được giao 0,108ha (164d - e) theo Biên bản giao ngày 30/12/1994 thuộc lô số 59, thể hiện sự tẩy sửa từ (“Sáu” sang “Hậu” lại là bản copy không được sao y theo quy định; Biên bản giao thực địa cũng có sự tẩy xóa, không đảm bảo là nguồn chứng cứ hợp pháp theo quy định (sau khi đã có hợp đồng giao đất cho ông Sáu ngày 01/12/1994), và điều đáng nói ở đây là các Biên bản xác định mốc giới trước khi tranh chấp tại Biên bản làm việc ngày 10/6/2015 có anh Đoàn là con trai xác nhận, thì diện tích đó đâu? và dấu hiệu sửa chữa hồ sơ là nhằm mục đích gì cũng không được làm rõ?

Theo ông Sáu, vụ án xét xử thiếu sót, không minh bạch và công bằng có dấu hiệu bao che trong việc xác minh nguồn gốc thửa đất, không xác định rõ lô thửa đất đang tranh chấp mà lại chấp nhận cho ông Hậu sử dụng lô đất này, vậy lô này đất có nguồn gốc từ đâu? rất nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Những khuất tất này tưởng tới phiên tòa phúc thẩm sẽ có câu trả lời công tâm nhất, lấy lại sự công bằng với người cựu chiến binh có công với cách mạng và là người trồng rừng bảo vệ rừng cho đất nước.

Nhưng giờ đây, một lần nữa ông lại phải quyết tâm đi tìm công lý đúng như những gì ông đã nói: “Nhà nước đã giao đồi cho tôi trồng và bảo vệ rừng phòng hộ thì tôi có nghĩa vụ phủ kín cây và bảo vệ nguyên vẹn diện tích đất đó, không cho phép ai xâm phạm dù chỉ 1m2. Tôi đòi ông Hậu phải trả lại đất là đòi cho Nhà nước chứ không phải đòi cho cá nhân tôi và dù khó khăn đến đâu, thì tôi cũng quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng, để thu hồi lại đất đai cho Nhà nước”, và ông cũng hy vọng tòa án tối cao sẽ công tâm xét xử đúng với quy định của pháp luật và giải mã được những uẩn khúc của vụ án này.

Được biết, năm 1994 ông Phùng Đức Sáu (khu 5, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), được Lâm trường Thanh Hòa (nay là Kiểm lâm huyện Hạ Hòa) giao 08 lô đất (từ lô số 4 đến lô số 11), với diện tích 25,1ha đất để trồng rừng phòng hộ và bảo vệ rừng; đồng thời giao khoán 01 lô đất số 18 với diện tích 3,3ha là đất 50 năm nhưng hợp đồng giao khoán là trồng rừng và cây gỗ lớn. Khi mới nhận tất cả đều là đất trống đồi trọc, nhưng đến nay khu rừng phòng hộ do ông Sáu trồng, quản lý và bảo vệ đã lên xanh.

ha hoa phu tho toa so tham va phuc tham cung dap khuon xet xu vu an tranh chap dat dai khi chua lam ro ho so vu an
Có dấu hiệu sửa chữa tên “Sáu” sang ” Hậu”.

Cụ thể: Tại lô 18 là đất hợp đồng giao khoán trồng rừng 50 năm, tận dụng những khoảng đất trống để trồng xen cây ngắn ngày (chè, giàng giàng…), ông Sáu đã cho 14 hộ dân mượn mỗi hộ một ít đất để trồng, nhưng đến năm 1998 các hộ dân mượn đất hầu hết đã trả lại, riêng ông Phùng Văn Hậu (nay giao con trai là Phùng Xuân Đoàn sử dụng) có quan hệ họ hàng, anh em là người nhất định không trả. Không những vậy, gia đình ông Đoàn còn chặt một số cây rừng phòng hộ để trồng chè. Cả 02 khu vực bị ông Hậu chiếm dụng với tổng diện tích khoảng 2.780m2 (Lô 1: khoảng 680m2 - trên đo đạc thực tế là 1.170m2 thuộc rừng phòng hộ; Lô 2: khoảng 2.100m2 - đo đạc thực tế là 2.745,6m2 thuộc rừng trồng cây gỗ lớn). Bởi vậy, ông Phùng Đức Sáu đã làm đơn gửi các cấp chính quyền địa phương yêu cầu giải quyết để đòi lại quyền sử dụng đất này.

Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

HN-VA

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load