Thứ sáu 03/01/2025 03:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Giải pháp khắc phục ngập úng đô thị

09:06 | 05/06/2024

(Xây dựng) – Sáng 4/6, tại phiên Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời vất vấn lĩnh vực tài nguyên và môi trường, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là tình trạng ngập úng tại các đô thị và giải pháp khắc phục.

Giải pháp khắc phục ngập úng đô thị
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn tại phiên họp sáng 4/6. (Ảnh: Quốc hội)

Ngập úng đô thị là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người dân; làm hư hại các công trình xây dựng, phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật, làm ngừng trệ giao thông, gây ô nhiễm môi trường…

Trả lời câu hỏi chất vấn của một số đại biểu về nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, một trong những nguyên nhân là trong quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển, nhiều ao hồ tự nhiên bị lấp…

Hơn nữa, trước đây, quy hoạch chưa được làm bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch chủ yếu đang làm về quy hoạch phát triển đô thị, các hạ tầng, dịch vụ, dân cư, nhưng chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài.

Hệ thống thoát nước của đô thị chưa đồng bộ, thể tích để chứa, để thoát chưa đảm bảo khi có lưu lượng mưa lớn…

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng để chống ngập úng đô thị, cần phải giải quyết một cách đồng bộ.

Bộ trưởng kỳ vọng trong các khu đô thị mới, trong những dự án phát triển mới có nhiều ao, nhiều hồ, vừa là cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn, để chống gây tràn, ngập úng của các đô thị.

Các đô thị, đặc biệt là những đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phải có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị, nâng cấp các hệ thống thoát nước đồng bộ và bài bản.

Cùng trả lời về vấn đề ngập úng đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, tình trạng này diễn ra phức tạp do một số nguyên nhân như: Tác động của tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khả năng tiêu thoát nước giảm xuống; công tác quy hoạch chưa đáp ứng được dự báo cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị; việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức của người dân còn chưa cao, việc xả rác thải vẫn còn diễn ra... dẫn đến là cản trở dòng chảy thoát nước.

Giải pháp khắc phục ngập úng đô thị
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn tại phiên họp sáng 4/6. (Ảnh: Quốc hội)

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đưa ra các giải pháp: Thứ nhất là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải, trong đó có tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn; Luật Cấp thoát nước cũng như Luật Quản lý phát triển đô thị và những hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến xử lý nước thải.

Giải pháp thứ hai là nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Giải pháp thứ ba là tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.

Giải pháp thứ tư là tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương để triển khai các quy hoạch cũng như các quy định pháp luật trong công tác xử lý nước thải, thoát nước thải đô thị.

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia

    (Xây dựng) – Việc tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã mở đường cho nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia và điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

  • Xây dựng đô thị thông minh trong kỷ nguyên số

    (Xây dựng) - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ của các đô thị toàn cầu. Mô hình đô thị thông minh (ĐTTM) không chỉ giúp giải quyết các vấn đề đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng mà còn hướng tới phát triển bền vững.

  • Hà Nội hiện thực hóa “khát vọng rồng bay” trong kỷ nguyên mới

    Trải qua hơn nghìn năm là kinh đô của nước Việt, chưa bao giờ Hà Nội có tiềm lực, vị thế thuận lợi như ngày nay để hiện thực hóa khát vọng Thăng Long, vươn mình đi đầu trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

  • Thị trấn Cổ Phúc đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

  • Thành phố Thuận An mở rộng nội thị đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III đối với thành phố Thuận An (phạm vi nội thị mở rộng) và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực xã An Sơn, dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

  • Nghệ An: Công bố thành lập thành phố Vinh (mới)

    (Xây dựng) - Sáng 31/12, thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức Lễ công bố thành lập thành phố Vinh (mới), Đảng bộ thành phố Vinh (mới) và Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load