Thứ sáu 26/04/2024 19:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

"Giải cứu" hồ Tây

09:25 | 07/10/2022

Từ tháng 10/2016 khi hơn 200 tấn cá chết ở hồ Tây, trong muôn vàn thuyết âm mưu, tôi vẫn khẳng định cá ở hồ sẽ tiếp tục chết!

Lý do tôi nhận định cá chết ở hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) không liên quan đến âm mưu nào vì nó đã diễn ra rải rác nhiều năm và lý do cần được nhìn nhận dưới góc độ khoa học. Nguyên nhân thì có nhiều song chủ yếu theo tôi là mức dinh dưỡng cao trong hồ đã gây thiếu oxy thường xuyên, chỉ cần một cơn mưa lớn hay gió lặng 24h là cá chết. Nguồn dinh dưỡng đến từ các cống xung quanh đang đổ vào Hồ Tây.

Vào năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây bắt đầu từ đầu tháng 10. Thống kê cho thấy cá chết trên diện tích hơn 500 ha, tại 24 cửa xả xuống hồ với khoảng 200 tấn cá chết đã được thu gom, xử lý. Kết quả kiểm tra nhanh với các mẫu nước cho thấy "toàn bộ nước mặt Hồ Tây không có oxy". Đây là nguyên nhân khiến từ đó đến nay năm nào cũng xảy ra hiện tượng cá chết.

Tháng 10 năm nay, báo chí lại tiếp tục đưa tin cá chết, nổi trắng mặt hồ đoạn qua đường Nguyễn Đình Thi, gây mất cảnh quan khu vực và ảnh hưởng đến môi trường. Công nhân vệ sinh đã vớt được khoảng một tạ cá chết.

giai cuu ho tay
Công nhân vớt cá chết tại hồ Tây ngày 5/10 (Ảnh: Hoàng Hải).

Hà Nội có rất nhiều hồ, nhưng hồ Tây là hồ lớn nhất ở khu vực trung tâm nên được dư luận quan tâm. Muốn cho cá không chết nữa hoặc có chết song không đáng kể rất đơn giản, tuy nhiên các giải pháp đòi hỏi nguồn lực lớn, triển khai đồng bộ và phải có thời gian chứ không thể một vài tháng là xong.

Đầu tiên, thành phố phải cắt hết tất cả nguồn nước thải vào hồ, lái chúng ra một đường cống riêng đưa về nhà máy xử lý nước thải. Ở gần hồ có nhà máy xử lý nước thải Trúc Bạch nhưng không nên đưa nước thải về đây vì công suất nhà máy không đủ, mà phải đưa về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (cần thỏa thuận với bên quản lý dự án xây dựng nhà máy này), cách hồ Tây khoảng 15km.

Đừng lo là khoảng cách quá xa. Chúng ta chỉ cần đưa nước thải ở hồ đến đầu đường Hoàng Quốc Việt là có đường ống dẫn đi tiếp đến nhà máy Yên Xá. Nếu giải pháp này được triển khai, tuyến dẫn cần độ 4-6 hố ga lớn, đồng thời là trạm bơm nâng cốt nước thải vòng quanh hồ. Bố trí đủ nguồn lực thì việc này thi công trong một nhiệm kỳ là xong.

Một phương án khác là sau khi thu gom, nước thải được bơm về nhà máy xử lý nước Phú Điền ở phía Bắc hồ Tây. Không rõ tại sao nhà máy này xây xong đã mấy năm mà không hoạt động xử lý nước cho hồ Tây.

Thứ hai là bổ sung nguồn nước vào hồ khi cần bằng một đường ống và trạm bơm nối sông Hồng.

Trước đây, trong nỗ lực "hồi sinh" sông Tô Lịch, một số đơn vị của Hà Nội cũng đã đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây. Nhiều phương án được đưa ra, trong đó có việc xây dựng trạm bơm cố định đặt sát mép nước sông Hồng, đặt tuyến ống dẫn nước từ trạm bơm đi qua ngõ 464 Âu Cơ, đê sông Hồng dẫn vào mương tiêu cạnh Công viên nước hồ Tây; lọc nước qua bể lắng trước khi đưa nước vào hồ. Nước hồ Tây xả qua các cửa điều tiết A và B để cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch.

Chọn phương án bổ sung nguồn nước vào hồ Tây nào sẽ do chính quyền địa phương quyết định, theo tôi, việc này chỉ thi công 1 năm là xong.

Thứ ba, thành phố cần tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai công nhân sục khí như đang làm. Chúng ta không cần sục khí vào mùa đông, tốn điện. Khi nào hồ sạch thì giảm hẳn sục khí.

Năm 2016, khi cá chết hàng loạt, thành phố đã lắp đặt 4 hệ thống cấp khí oxy với tổng công suất 300.000 m3 khí/ngày đêm tại hồ Tây. Hệ thống này được thiết kế phân phối khí bọt mịn giúp sục khí từ tầng đáy lên nên các tầng nước và mặt hồ đều được cung cấp khí oxy đủ hàm lượng, đáp ứng điều kiện sống cho các loại thủy sinh vật. Tôi không biết hiện việc sục khí hồ Tây được triển khai như thế nào? Quá trình sục khí cần kiểm tra, bảo dưỡng bảo đảm hệ thống vận hành tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Thứ tư, hồ Tây nằm ở khu dân cư đông đúc nên mỗi dịp lễ tết, các ngày đầu tháng người dân thả cá phóng sinh rất nhiều. Gặp lúc thay đổi thời tiết, cá chưa quen môi trường mới thì dễ chết hàng loạt. Giải pháp cho vấn đề này đơn giản và có lẽ tốn ít kinh phí nhất, đó là đánh bắt bớt cá trong hồ.

Cuối cùng, thành phố cần thỉnh thoảng cho nạo vét hồ Tây. Việc này là cần thiết để làm sạch và duy trì độ sâu của hồ, tuy nhiên cần được giám sát chặt chẽ và công khai, minh bạch, tránh những tiêu cực có thể xảy ra.

Hồ Tây là một trong những "lá phổi" của Thủ đô, chăm sóc lá phổi này như thế nào tùy thuộc vào quyết tâm của chúng ta.

Theo Đào Nhật Đình/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load