Thứ sáu 29/03/2024 12:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giá cổ phiếu tăng điên cuồng, giới đại gia bất động sản "hốt bạc"

08:48 | 23/10/2021

Ngay cả khi VN-Index diễn biến rất khó chịu trước ngưỡng 1.400 điểm suốt nhiều phiên liền thì giá cổ phiếu ngành bất động sản, vật liệu, xây dựng vẫn tăng chóng mặt.

Quay đầu ở vùng 1.392-1.395 điểm

Sau khi bị "đánh úp" ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) của phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/10, thị trường trở lại phiên giao dịch hôm nay (22/10) với tâm lý tương đối tích cực.

Các chỉ số thiết lập trạng thái tăng điểm ngay từ khi mở cửa, tuy nhiên vẫn giằng co mạnh do áp lực chốt lời trước ngưỡng kháng cự tâm lý. VN-Index khi tới vùng 1.392-1.395 điểm lập tức quay đầu, tuy nhiên vẫn giao dịch trên ngưỡng tham chiếu trong suốt phiên.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,47 điểm tương ứng 0,32% lên 1.389,24 điểm, phần nào lấy lại được thiệt hại của phiên giao dịch trước. VN30-Index tiếp tục giảm nhẹ 0,55 điểm tương ứng 0,04% còn 1.488,71 điểm. HNX-Index tăng 2,75 điểm tương ứng 0,71% lên 391,21 điểm và UPCoM-Index tăng 0,59 điểm tương ứng 0,59% lên 100,36 điểm.

Bức tranh chung của thị trường nhìn chung vẫn khả quan bất chấp biến động của chỉ số. Có tới 678 mã tăng giá và 146 mã tăng trần trên cả 3 sàn, áp đảo hoàn toàn so với số lượng mã giảm là 460 mã, 23 mã giảm sàn.

Cổ phiếu ngân hàng "dìm" chỉ số

"Tội đồ" ghìm chỉ số tiếp tục là nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên là HPG, TCB, VPB, BID, PLX, TPB.

Rổ VN30 phân hóa với một nửa số mã tăng và một nửa số mã giảm. Nhóm tăng giá điển hình có GVR tăng 3,2%; SAB tăng 3%; PDR tăng 2,4%; VNM tăng 1,6%, KDH tăng 1,4%; PNJ tăng 1% trong khi SSI giảm 1,3%; TPB giảm 1,1%; TCB giảm 1,1%; PLX giảm 1,1%; VPB giảm 0,9%; HPG giảm 0,9%.

Như vậy, nhóm hoạt động tích cực nhất vẫn là cổ phiếu bất động sản, trong khi nhóm cổ phiếu tài chính chưa ngừng rơi cũng như cổ phiếu dầu khí tiếp tục bị chốt lời mạnh.

gia co phieu tang dien cuong gioi dai gia bat dong san hot bac
Cổ phiếu ngành bất động sản tăng giá mạnh bất chấp VN-Index diễn biến lình xình nhiều phiên (Ảnh chụp màn hình).

Cổ phiếu bất động sản, thủy sản thăng hoa

"Cơn điên" ở cổ phiếu bất động sản vẫn chưa dừng lại, đặc biệt là tại những mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ, trung bình. Một loạt mã tăng trần và trắng bên bán, dư mua trần ở mức cao như PTL, TEG, SCR, SGR, VRC, TDH. Trong đó, TDH còn dư mua giá trần lên tới hơn 10 triệu đơn vị, khớp lệnh chỉ khoảng 1,6 triệu cổ phiếu.

Những mã khác như NLG cũng tăng mạnh, tăng 6,3%: AGG tăng 5,9%; TLD tăng 5,5%; SZC tăng 5,2%; CRE tăng 4,1%; ITA tăng 3,6%...

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu cũng ồ ạt "khởi nghĩa". HBC, HID, VGC, C32, DC4, CTI, PHC, LCG, HU1 tăng trần đồng loạt; MDG cũng tăng 6,5%; SII tăng 6,2%; FCM tăng 5,8%.

gia co phieu tang dien cuong gioi dai gia bat dong san hot bac
Cổ phiếu ngành xây dựng, vật liệu tăng trần ồ ạt (Ảnh chụp màn hình).

Tương tự với ngành thủy sản. Với hoạt động hồi phục sản xuất kinh doanh, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu đã đưa nhóm cổ phiếu trong ngành này tăng giá mạnh mẽ. VHC tăng 4% lên 61.900 đồng; MPC tăng 1,5%; FMC, DAT, HVG tăng giá tích cực; CMX tăng kịch trần.

Nhóm bank, chứng, thép lình xình

Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng vẫn lình xình. Một số mã giảm khá mạnh như PGB giảm 3,3%; BVB giảm 2,9%; VBB giảm 1,2%; TPB, TCB, OCB cùng giảm 1,1%. BID, CTG cũng giảm giá.

Sự suy yếu của dòng cổ phiếu ngân hàng chưa có dấu hiệu bứt tốc cũng là nguyên nhân khiến chỉ số VN-Index những phiên vừa qua chưa có được động lực để vượt mốc 1.400 điểm. Cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ VN30 và nhiều mã có vốn hóa lớn, điều tiết chỉ số.

Cổ phiếu ngành chứng khoán ngoại trừ APS tăng trần 9,7% lên 32.800 đồng thì phần lớn đang bị chốt lời khá mạnh. VDS giảm 3,5%; CTS giảm 3,5%; HBS giảm 3,1%; VCI giảm 2,5%; BVS giảm 2,2%; ART giảm 2%; VND giảm 1,5%; HCM giảm 1,4%; SSI giảm 1,3%...

Dòng cổ phiếu ngành thép, dầu khí, phân bón bị chốt lời, nhiều mã giảm giá trong phiên hôm nay. Trong nhóm dầu khí, mặc dù PVS, PVD, PVI, PVT, PLC, PVX, POS, PTL đạt được trạng thái tăng tích cực, nhưng ngược lại những "ông lớn" như BSR và PLX lại giảm; PET, PVC, ASP, PXS, PXI, PXT đều bị chốt lời khá mạnh.

Tương tự, trong ngành phân bón, những cổ phiếu tăng nóng thời gian vừa qua như DGC, DPM, DCM cũng đã bị chốt lời và điều chỉnh giá.

Thanh khoản cải thiện

Điểm tích cực là dòng tiền đã vào thị trường ổn hơn. Thanh khoản trên HSX cao hơn phiên hôm qua, đạt 21.051 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 798 triệu đơn vị; HNX có 152 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.919 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 168 tỷ đồng tương ứng 2.307 tỷ đồng.

gia co phieu tang dien cuong gioi dai gia bat dong san hot bac
Thanh khoản sàn HSX cải thiện so với phiên trước (Ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên, cả khối ngoại và tự doanh đều bán ròng. Theo đó, tổng khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên cả 3 sàn là 14,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 263 tỷ đồng. Riêng sàn HSX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp tuy nhiên giá trị bán ròng đã giảm đáng kể so với phiên trước, ở mức 214 tỷ đồng, tương ứng 13,5 triệu cổ phiếu.

Những mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là VNM, SSI, PDR, VHM trong khi khối nhà đầu tư này lại bán ròng NLG, PAN, DPM, VRE.

Tự doanh các công ty chứng khoán bán ròng 134 tỷ đồng trên sàn HSX, tập trung vào SSI, HPG, DXG; ITC nhưng mua ròng DPM, PVD, FPT, VPB, NTL.

Theo Mai Chi/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

  • Bình Định – Canada trao đổi, hợp tác, liên kết cùng phát triển

    (Xây dựng) – Sáng 28/3, UBND tỉnh Bình Định và Hội doanh nhân Việt Nam – Canada đã phối hợp, tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại với chủ đề “Canada – Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load