Thứ năm 15/08/2024 01:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đường hầm nối Hạ Long với Cẩm Phả chuyện nay, tích cũ

11:56 | 02/05/2021

(Xây dựng) - Quảng Ninh xây dựng tuyến đường bao biển Hạ Long- Cẩm Phả có đào một đường hầm xuyên dãy núi đá vôi rất kỳ công thì nhiều người đã biết, nhưng chi tiết về kỹ thuật, chuyện nay, tích cũ thì nhiều người còn chưa biết.

duong ham noi ha long voi cam pha chuyen nay tich cu
Ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu mở đường phải giữ cảnh quan môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa xưa.

Thành phố Hạ Long - Cẩm Phả từng cùng nằm trong đặc khu Hồng Gai, đất đai liền thổ nhưng cách nhau một dãy núi đá vôi cao vút và dựng đứng như thành. Khi mở quốc lộ 18 đoạn nối Hạ Long với Cẩm Phả, lòng đường buộc phải vượt qua bức thành đá thiên nhiên này. Điểm xẻ núi là một yên ngựa, người địa phương gọi là Đèo Bụt. Trên Đèo Bụt có một cửa động lớn gọi là Lộ Phong, động ăn ngầm trong lòng đất thông ra biển, điểm phát lộ dưới đáy nước ngư dân gọi là lỗ ruốc thần. Dốc Đèo Bụt khi mới mở, đường cheo leo, hiểm trở, còn truyền tục đất “nghịch”: Cửa Lộ Phong mà bị vít, thì ngôi làng nhỏ của người Sán Dìu dưới chân núi này mèo không kêu, chó không sủa, người thì đổ bệnh câm điếc. Nay Đèo Bụt hạ dốc, đường nắn tuyến, cửa Lộ Phong không nằm trong lòng đường nữa... vẫn để lại một lỗ nhỏ bên vệ đường, gọi là rốn Cô Tiên, người tín ngưỡng lập miếu thờ.

Con đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả đang xây dựng song song với quốc lộ 18, điểm vượt núi cách Đèo Bụt khoảng trên 1.000m. Dãy núi đá vôi trùng điệp, trầm tích... Trên cao, một lèn đá quanh năm õng nước. Mùa hè nước mát lạnh truyền thuyết gọi là Giếng Tiên. Dưới thấp đùn ra mạch nước ngầm nóng đến 45 độ gọi là suối nước nóng, nay SunGroup đang khai thác du lịch. Dịch ra phía biển, trên lưng núi có một tảng đá lớn bằng phẳng, tích xưa gọi là Bàn cờ Tiên. Phía dưới là một vụng nước sâu, người cư trú lâu năm ở đây gọi là Ao Hanh. Hò biển địa phương còn để lại câu: “...Ông Thần Tiên khiển lảnh đã lâu, Ao Hanh không tát để sâu mấy trùng...”.

Thập kỷ 60, quân đội đã làm một đường hầm nhỏ xuyên núi ra Ao Hanh và xây dựng một quân cảng ở đây gọi là cảng Vũng Bầu. Cảng Vũng Bầu từng là nơi rời bến một số chuyến của đoàn tàu không số trong kháng chiến chống Mỹ.

Khi khởi thảo quy hoạch thiết kế đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả qua đây có 2 phương án. Một là xẻ núi thứ là đào hầm chui, phương án xẻ núi được nhiều người tán thưởng, bởi với thiết bị xe máy siêu trường siêu trọng hiện nay thì việc san đồi lấp biển dễ như trở bàn tay. Xẻ núi nhất cử lưỡng tiện, vừa mở đường lộ thiên vừa tận dụng được hàng triệu m3 đá nung vôi làm vật liệu xây dựng. Nhưng không ít vị lãnh đạo địa phương và kiến trúc sư nặng lòng, trăn trở về một không gian kiến trúc nơi trầm tích văn hóa, cảnh quan môi trường.

duong ham noi ha long voi cam pha chuyen nay tich cu
Cặp đường hầm phía Cẩm Phả đã tiến vào lòng núi từ 10 - 15m.

Ai đưa ra quyết định táo bạo phải mở đường hầm, phương án vừa khó làm ở một dải núi đá nhiều hang động cater, vách đá lởm chởm không liền khối, lại làm tuột món lợi hàng triệu m3 đá xanh quý, mà có người từng tưởng đã nắm chắc trong tay “tận dụng” được. Nhưng phóng viên Báo Xây dựng từng biết đến ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh thực tế hiện trường chỉ đạo rất cương quyết việc mở đường phải đi đôi với bảo vệ cảnh quan môi trường. Từ những chi tiết nhỏ, trước khi tôn nền vượt thổ phải khơi thông hải lưu, không để vạt rừng ngập mặn nhỏ nào bị chết úng.

duong ham noi ha long voi cam pha chuyen nay tich cu
Đường hầm kép, tim đường hầm này cách tim đường hầm kia 43m. Lòng hầm 3 làn xe chạy tốc độ 60km trên giờ.

Con đường hầm xuyên núi các thông số kỹ thuật cũng còn nhiều người chưa biết. Cụ thể là đường hầm kép (gọi dễ hiểu là đường 2 chiều) gồm 2 cửa hầm, tim hầm này cách tim hầm kia 43m. Hầm được thiết kế với đường cong nằm R=300m, khổ hầm B=13,795m, mỗi đường hầm 3 làn xe, tốc độ thiết kế 60km/h. Lòng hầm (ống) kết cấu chống đỡ vững chắc vĩnh cửu, bằng bê tông phun cường độ 30Mpa, lưới thép E6 cho kết cấu chống đỡ loại B, CI, CII, lưới thép E7 cho kết cấu chống đỡ loại DI, DII. Neo sử dụng loại SN D25 200KN, Swellex 200KN; IBO R32/51, 330KN, neo phun tạo ô mắt sàng ống thép D114mm, dày 6mm đục lỗ dọc theo ống và bơm vữa áp lực tạo khuôn ô, khung chống dạng dầm thép hình (thép H).

Giá trị gói thầu 916.812 triệu đồng, giá trị hạng mục hầm 247.538 triệu đồng. Ngày khởi công 7/12/2020, tiến độ thực hiện 390 ngày. Đầu tháng 5/2021, cửa phía Cẩm Phả đã tiến sâu vào lòng núi được từ 10 đến 15m, phía Hạ Long đã lộ diện khuôn hình cửa hầm, gương lò.

Đường hầm xuyên dãy núi đá vôi trên tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật, trong quần thể kỳ quan, trầm tích văn hóa. Quảng Ninh thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc bên bờ vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Tăng cường đấu nối và sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – “Cần phải tăng cường đấu nối và nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đây không phải là chỉ tiêu thi đua mà đây là vấn đề quan tâm đến đời sống của nhân dân, để cho nhân dân được sử dụng nguồn nước sạch và giảm các loại bệnh tật liên quan đến chất lượng nguồn nước” – Đây là khẳng định của Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định Trần Viết Bảo tại Hội nghị tuyên truyền các giải pháp tăng cường đấu nối và sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Định diễn ra vào ngày 14/8, tại thành phố Quy Nhơn.

  • Thái Bình: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông

    (Xây dựng) - Để góp phần hoàn thành mục tiêu đưa Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, nhiều công trình giao thông đã, đang và sẽ được đầu tư xây dựng để tạo điều kiện cho tỉnh mở rộng giao thương, hợp tác phát triển.

  • Cần sớm thống nhất phương án đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Công văn số 5680/VPCP-CN ngày 10/08/2024 về việc đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc.

  • Cao Bằng: Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại Dự án nâng cấp, cải tạo đường Nà Pồng - Đức Hạnh

    (Xây dựng) - Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến Nà Pồng - Đức Hạnh huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 23km, nối trung tâm 2 xã Lý Bôn - Đức Hạnh. Trong quá trình thi công, dự án gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, bất lợi về thời tiết, vật liệu… chủ đầu tư đang tích cực khắc phục để sớm đưa dự án về đích.

  • Toàn cảnh vùng sình lầy 128ha ở thành phố Thủ Đức trước ngày thành công viên 6.400 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Khu lâm viên rộng 128ha hiện là khu vực đầm lầy, dày đặc lau sậy nằm bên bờ sông Sài Gòn, ngay cạnh trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi được quy hoạch trở thành công viên rộng thứ 3 thành phố.

  • Nam Từ Liêm (Hà Nội): Ngổn ngang đường 70 qua Đại Mỗ

    (Xây dựng) – Đoạn đường 70 qua Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn thi công dang dở trong nhiều năm qua. Nhiều hạng mục thi công chậm tiến độ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân cũng như việc kết nối giao thông của tuyến đường này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load