Thứ hai 09/09/2024 19:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cần sớm thống nhất phương án đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc

21:54 | 14/08/2024

(Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Công văn số 5680/VPCP-CN ngày 10/08/2024 về việc đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc.

Cần sớm thống nhất phương án đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc
Bộ Giao thông vận tải cần phối hợp với các địa phương để làm rõ sự phù hợp của các nút giao, tuyến kết nối với các quy hoạch có liên quan. (Ảnh minh họa)

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 769/CĐ-TTg ngày 26/08/2023 (Công điện số 769) gửi: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát việc kết nối với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã khẩn trương rà soát, hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát việc bố trí các nút giao kết nối các tuyến đường bộ cao tốc với mạng lưới giao thông trên địa bàn của địa phương, khu vực; bảo đảm khoảng cách hợp lý, phù hợp với quy định của tiêu chuẩn thiết kế, khai thác an toàn, hiệu quả nhằm gắn kết các khu vực đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị mới...

Trên cơ sở rà soát, Bộ Giao thông vận tải cho biết, có tới 134 kiến nghị, đề xuất của địa phương với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 174.543 tỷ đồng. Cụ thể, 53 kiến nghị liên quan đến nút giao có nhu cầu khoảng 33.029 tỷ đồng. 81 kiến nghị liên quan đến tuyến kết nối có nhu cầu khoảng 141.514 tỷ đồng.

Chỉ đạo về nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Bộ, cơ quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) để sớm hoàn thiện Báo cáo về việc đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/09/2024.

Cần sớm thống nhất phương án đầu tư kết nối các tuyến đường bộ cao tốc
Báo cáo của địa phương cho thấy cần khoảng 174.543 tỷ đồng để hoàn thiện các nút giao, tuyến kết nối cao tốc. (Ảnh minh họa)

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải cần lưu ý phối hợp với các địa phương làm rõ sự phù hợp của các nút giao, tuyến kết nối với các quy hoạch có liên quan; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền quyết định đầu tư các nút giao, tuyến kết nối tuân thủ quy định Nghị định số 25/2023/NĐ-CP ngày 19/05/2023 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc và pháp luật liên quan.

Bộ cũng phải rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các nút giao, tuyến kết nối phù hợp với khả năng cân đối vốn bảo đảm hiệu quả, khả thi và huy động tối đa nguồn lực để sớm đầu tư các nút giao, tuyến kết nối.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương thống nhất phương án, sớm đầu tư các nút giao và tuyến kết nối của các dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý theo quy định pháp luật.

Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình rà soát, hoàn thiện báo cáo, đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công địện số 769.

Phương Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Bức xúc vấn nạn dán tờ rơi quảng cáo không đúng quy định

    (Xây dựng) - Tình trạng dán tờ rơi quảng cáo bừa bãi lên tường, cột điện, biển báo tại Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến, gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

  • Cao Bằng: Nhiều địa phương ngập lụt sau bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên các sông, suối, ao, hồ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt. Trong đêm 8/9, nhiều nhà dân và tuyến phố ở các khu vực thấp tại thành phố Cao Bằng cũng bị ngập.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Giải cứu chuối giúp bà con nông dân

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI) đã làm hơn 380ha chuối tiêu hồng, chuối tây ở xã Hồng An và xã Tiến Đức của huyện Hưng Hà bị gãy đổ, ước tính thiệt hại gần 1 triệu buồng chuối chuẩn bị thu hoạch. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, huyện Hưng Hà đang kêu gọi giải cứu giúp bà con nông dân, giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

  • Hà Nội: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

  • Lục Ngạn (Bắc Giang): Nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu trong nước lũ

    (Xây dựng) – Mưa lớn kéo dài sau khi bão số 3 đi qua đã khiến cho mực nước các sông, suối lên nhanh gây ngập úng nhiều tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

  • Cầu Phong Châu (Phú Thọ): Từng được cảnh báo xuống cấp, đã có kiến nghị thay thế mới

    (Xây dựng) – Khoảng 10 giờ sáng 9/9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) bất ngờ đổ sập, trên cầu đang có nhiều người và phương tiện lưu thông. Trước đó, cây cầu này đã nhiều lần được cảnh báo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load