Thứ năm 25/04/2024 09:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đừng nghĩ "đã có Chính phủ lo"!

10:11 | 03/05/2021

Những bãi biển đông nghẹt, những con phố vui chơi chật như nêm trong kỳ nghỉ lễ. Dường như, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn cho rằng việc chống, dập dịch là của Chính phủ!

dung nghi da co chinh phu lo

Cuộc truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở Hà Nam một số địa phương đang được triển khai hết sức khẩn trương trong sự lo lắng của các thành viên Chính phủ, Bộ Y tế.

Nguồn nhân lực, kinh phí đã được tỉnh Hà Nam ưu tiên cho điểm dịch huyện Lý Nhân với hi vọng sớm khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn nguy cơ của ca bệnh được đánh giá có tốc độ lây nhiễm cũng như mức độ tấn công nhanh.

Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia với không ít "kỷ lục buồn" liên tiếp được xác lập thì nỗi lo lắng về một đợt dịch mới trong nước của Thứ trưởng Bộ Y tế là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngay lập tức, hệ thống phòng chống dịch ở nhiều địa phương được kích hoạt lại sau một thời gian lắng xuống.

Đợt dịch mới này xảy ra vào đúng kỳ nghỉ lễ khiến nguy cơ càng cao hơn khi có sự dịch chuyển mạnh dân cư từ các thành phố lớn về các địa phương, cũng như các điểm du lịch đang kỳ vọng sẽ có đột phá về lượng du khách sau một năm đóng cửa vì dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục có những chỉ đạo nóng. Lãnh đạo ngành y tế và nhiều địa phương dường như không có lấy một ngày nghỉ. Thế nhưng, có vẻ công tác phòng chống dịch chỉ "nóng" ở trên và ở các địa phương đang có ca bệnh.

Trong các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại nhiều bãi biển hay các khu vui chơi tập trung, lượng người đổ về vẫn hết sức đông đúc mặc dù các địa phương đã có khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người trước đó. Trong bối cảnh không thể ngăn chặn làn sóng người đổ về nghỉ dưỡng, chính quyền đành đối phó bằng cách khuyến cáo hay mạnh tay hơn là xử phạt người dân không mang khẩu trang.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp mang tính tình thế bởi nếu trong biển người chen chúc có 1 người nhiễm SAR-CoV-2, không có gì chắc chắn là lớp khẩu trang mỏng manh ấy có thể ngăn cản du khách đến gần hơn với dịch bệnh. Và những người trong hàng nghìn, hàng vạn người đó di chuyển về nhà, nguy cơ bùng phát Covid-19 trên diện rộng hoàn toàn có thể xảy ra.

Lúc đó, những cố gắng nỗ lực từ bấy lâu nay của Chính phủ, của ngành y tế và các địa phương cũng sẽ đổ sông đổ bể. Và hơn hết, sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của chính người dân bị ảnh hưởng đầu tiên.

Hãy nhìn sang Ấn Độ! Sau kỳ nghỉ lễ chen chúc để tắm nước ở sông Hằng, hàng triệu người dân Ấn Độ đang phải chen chúc trong bệnh viện, giành nhau từng bình khí thở và số người chết vẫn tăng lên từng giờ.

Trong khi đó, tại Brazil, nghĩa trang hết chỗ, ngành chức năng phải đào đường để lấy nơi an táng người chết vì Covid-19 vẫn đang chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vậy thì, tại sao lại có thể mạo hiểm tính mạng của bản thân, của gia đình, đặt cộng đồng xã hội trước mối nguy lớn chỉ vì một buổi tắm biển, một buổi đi chơi?

Chống Covid-19 không phải là cuộc chiến của riêng lãnh đạo Chính phủ, của ngành y tế hay của một nhóm người nào cả mà phải là cuộc chiến "toàn dân, toàn diện" và trường kỳ. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải tự thấy và ghé vai gánh vác lấy trách nhiệm của mình. Chỉ khi nào mỗi người dân sống có trách nhiệm, chúng ta mới có thể xây nên thành trì chống Covid-19 vững chắc nhất!

Theo Hoàng Lam/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load