Thứ năm 10/10/2024 03:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Đừng để người lao động "mất Tết"

09:31 | 18/12/2022

Năm nay, 2 kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán rất gần nhau. Theo đó, chỉ còn chưa tới nửa tháng nữa sẽ kết thúc năm 2022 và không lâu sau là nghỉ Tết Âm lịch. Tết - đương nhiên là vui, nhưng như thường lệ, cũng ẩn chứa vô số nỗi lo toan bộn bề.

Râm ran trong những câu chuyện cuối năm, đâu đó người ta đang rỉ tai nhau về thưởng Tết. Rằng, bao giờ thì nhận được thưởng tết Dương lịch, bao giờ sẽ có tháng lương thứ 13, Tết được thêm bao nhiêu tháng lương? Thưởng Tết bằng tiền hay bằng hiện vật?

Niềm háo hức đó là điều bình thường bởi quần quật cả năm ai chẳng mong có thêm thu nhập để chuẩn bị, sắm sửa cho kỳ nghỉ lớn nhất trong năm, và quan trọng hơn là được ghi nhận thành quả lao động, cống hiến thể hiện qua tiền thưởng.

Đừng để người lao động
Năm hết Tết đến, người lao động ai cũng đều ngóng trông thưởng Tết (Ảnh minh họa: Hải Long).

Dẫu vậy, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, trong một thị trường có doanh nghiệp lãi lớn thưởng lớn, cũng có doanh nghiệp thua lỗ, chật vật với chi phí lương thưởng. Ngay như trong một doanh nghiệp, thưởng của quản lý, nhân viên, nhân sự các bộ phận khác nhau cũng đã khó có thể tương đồng.

Theo phản ánh của báo chí, ngày 25/12 tới là hạn chót các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng các doanh nghiệp thông tin về thưởng Tết chưa nhiều, chủ yếu vẫn là nhóm ít bị tác động bởi dịch bệnh.

Bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho biết, những ngành gặp khó khăn do sụt giảm về đơn hàng cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất, tiền lương và tiền thưởng dự báo sẽ giảm. Mức thưởng Tết năm nay được cho là sẽ giảm từ 15-20% và số người nhận thưởng cao đến trăm triệu sẽ không có nhiều, còn lại phần lớn mức thưởng Tết tương đương từ 1-2 tháng lương.

Mới đây, cập nhật của lãnh đạo Liên đoàn Lao động Đồng Nai cho thấy, tính đến ngày 15/12, địa bàn này có 214 doanh nghiệp thông báo thưởng Tết, mức thưởng thấp nhất là một tháng lương, cao nhất là 2,5 tháng lương. Cá biệt, trong khi có đơn vị thưởng cao nhất 100 triệu đồng thì cũng có đơn vị chỉ thưởng 50.000 đồng.

Đứng trên góc độ luật pháp, thưởng Tết cho người lao động không phải là yêu cầu bắt buộc với người sử dụng lao động. Mức thưởng nếu có cũng căn cứ trên nhiều yếu tố như tình hình tài chính, kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Thông cảm với khó khăn của doanh nghiệp, nhất là với một năm nhiều biến động như năm nay, song đứng trên góc độ người lao động thì "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng". Sự động viên kịp thời, đúng lúc sẽ có ý nghĩa lớn để giữ chân người lao động. Trước đây từng không ít trường hợp cứ qua mỗi đợt nghỉ Tết là lại thiếu hụt nhân sự đột ngột do bị người lao động quay lưng.

Chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Nghệ An nói với tôi rằng, anh đã phải bán cả xe cá nhân và vay mượn người thân mới có tiền xoay xở, trang trải lương, thưởng cuối năm cho nhân viên. "Kinh doanh có lúc này lúc khác, nhưng tôi vẫn mong nhân viên và gia đình họ không bị thua thiệt hay chạnh lòng khi Tết đến xuân về", anh nói.

Tại Công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nêu rõ yêu cầu tập trung chăm lo đời sống của người lao động trong dịp Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.

Và để doanh nghiệp có nguồn lực chi trả, các cấp các ngành, các địa phương cũng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, có những biện pháp hỗ trợ, đặc biệt là về tín dụng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn giai đoạn cao điểm cuối năm.

Riêng với những chủ doanh nghiệp có động thái bỏ trốn, nợ lương, nợ tiền bảo hiểm của công nhân thì các cơ quan công an, lực lượng chức năng cần vào cuộc kịp thời và xử lý nghiêm khắc.

Bên cạnh đó, không chỉ có những nhóm công nhân không được thưởng Tết, thưởng Tết thấp thì một bộ phận không nhỏ người lao động còn bị nợ lương, bị mất việc đột ngột ngay trước Tết. Họ sẽ cần nhiều hơn sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội để không những có thể có Tết, mà còn sớm có việc làm, có thu nhập ổn định để trang trải, nuôi sống bản thân và gia đình.

Hi vọng rằng, với sự chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, với sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp sẽ đảm bảo một cái Tết ấm cúng cho đông đảo người lao động trên cả nước.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

Xem thêm
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

    09:05 | 26/07/2024
  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

    08:57 | 23/07/2024
  • An toàn lao động là quan trọng nhất

    "An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động, được treo tại nhiều công trường. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.

    10:21 | 12/05/2024
  • Tư duy mới - giá trị mới

    Theo thông tin từ Hội nghị lần thứ ba, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (diễn ra ngày 9-5 vừa qua), năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.

    11:19 | 11/05/2024
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

    11:46 | 21/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load