Thứ tư 05/02/2025 11:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Dự án mặt trời nhân tạo của Trung Quốc đạt bước tiến quan trọng

18:13 | 13/04/2023

Theo chuyên gia, trái với nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, “mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc chỉ cần các nguyên liệu thô với nguồn cung gần như không hạn chế trên Trái Đất.

Dự án mặt trời nhân tạo của Trung Quốc đạt bước tiến quan trọng
"Mặt trời nhân tạo" HL-2M Tokamak được lắp đặt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Tân Hoa Xã, lò phản ứng Tokamak siêu dẫn tiên tiến thử nghiệm (EAST), được Trung Quốc gọi là “mặt trời nhân tạo," đã đạt mốc giữ plasma ở nhiệt độ cao trạng thái ổn định trong 403 giây vào ngày 12/4, một bước tiến quan trọng hướng tới việc phát triển một lò phản ứng nhiệt hạch.

Thời lượng này đã cải thiện đáng kể so với kỷ lục thế giới ban đầu 101 giây do EAST thiết lập năm 2017.

EAST được đặt tại Viện Vật lý Plasma thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (ASIPP) ở Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mục tiêu cuối cùng của EAST là tạo ra nhiệt hạch hạt nhân giống như Mặt Trời, sử dụng các chất liệu dồi dào ở biển để cung cấp nguồn năng lượng sạch ổn định.

Viện trưởng ASIPP Tống Vân Đào cho biết ý nghĩa chính của bước đột phá này nằm ở trạng thái giữ plasma ở nhiệt độ cao ổn định. Theo ông, nhiệt độ và mật độ của các hạt nguyên tử đã tăng lên đáng kể trong quá trình giữ plasma, qua đó đặt nền tảng vững chắc cho việc cải thiện hiệu quả sản xuất điện của các nhà máy điện nhiệt hạch trong tương lai và giảm chi phí.

Theo các chuyên gia, trái với nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, vốn hạn chế về nguồn cung và tác động lớn đến môi trường, “mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc chỉ cần các nguyên liệu thô với nguồn cung gần như không hạn chế trên Trái Đất. Năng lượng nhiệt hạch được đánh giá là an toàn và sạch hơn, vì vậy là năng lượng lý tưởng trong tương lai.

Bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006, EAST do Trung Quốc thiết kế và phát triển là nơi thử nghiệm mở để các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu liên quan đến nhiệt hạch.

Hiện tại Trung Quốc đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật của Lò phản ứng thử nghiệm kỹ thuật nhiệt hạch Trung Quốc (CFETR), được coi là “mặt trời nhân tạo” thế hệ mới, nhằm xây dựng lò phản ứng trình diễn nhiệt hạch đầu tiên của thế giới.

Ngày 4/12/2020, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) thông báo HL-2M Tokamak, "mặt trời nhân tạo" thế hệ mới của Trung Quốc, đã đi vào hoạt động và đạt được phản ứng sinh năng lượng qua plasma đầu tiên.

Theo CNNC, thiết bị được lắp đặt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên nêu trên được kỳ vọng sẽ cung cấp năng lượng sạch thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát.

Giới khoa học Trung Quốc cho biết HL-2M Tokamak có thể mang lại nguồn năng lượng gần như vô hạn, nhưng tốn kém ít chi phí.

Ngày 22/11/2022, Viện Vật lý Tây Nam thuộc CNNC cho biết nước này vừa ra mắt bộ phận cốt lõi trong dự án "mặt trời nhân tạo."

Theo CNNC, việc sản xuất tấm ốp tường tăng cường truyền tải nhiệt đầu tiên của Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) vừa hoàn tất, với hiệu suất cao hơn so với yêu cầu thiết kế và do vậy phù hợp để sản xuất hàng loạt.

Tờ Science Daily của Trung Quốc ngày 22/11/2022 đưa tin tấm ốp tường đầu tiên của ITER, được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với dòng plasma có nhiệt độ tương đương 100 triệu độ C, được coi là một trong những bộ phận chủ chốt nhất trong lõi lò phản ứng này.

Dự án HL-2M Tokamak của Trung Quốc là một phần trong siêu dự án Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) có trụ sở tại Pháp, với các thành viên chính gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.

ITER là dự án hợp hạch lớn nhất thế giới với chi phí lên đến 22 tỷ USD nhằm nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ tổng hợp hạt nhân với mục tiêu đưa những kết quả nghiên cứu và thí nghiệm về vật lý plasma vào sản xuất điện năng quy mô lớn.

HL-2M Tokamak là thiết bị được chế tạo trong dự án thử nghiệm siêu dẫn do CNNC triển khai vào năm 2006.

"Mặt trời nhân tạo” sẽ sản sinh nhiệt độ lên đến hơn 200 triệu độ C, cao hơn 13 lần sức nóng ở trung tâm Mặt Trời.

Trong khi các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sử dụng phản ứng phân hạch uranium, dự án “mặt trời nhân tạo” tập trung nghiên cứu phản ứng hợp hạch vốn khó thực hiện hơn.

Giới khoa học cho biết phản ứng hợp hạch giúp phóng thích nguồn năng lượng khổng lồ tương tự như phản ứng của mặt trời khi các hạt nhân hydro kết hợp lại thành heli.

Theo Vietnam+

Cùng chuyên mục
  • Kiên Giang: Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tăng 32 hạng so với năm 2023

    (Xây dựng) – Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, địa phương hiện xếp hạng 13/63 các tỉnh thành trên cả nước về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, tăng 32 hạng so với năm 2023.

  • Bình Dương: Tập trung “gỡ vướng” cho phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Bình Dương xác định, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo rà soát, tháo gỡ các rào cản nhằm góp phần vào thắng lợi chung của chuyển đổi số quốc gia…

  • Khủng hoảng dữ liệu AI: Giải quyết bài toán chất lượng bằng dữ liệu tổng hợp

    (Xây dựng) - Chất lượng dữ liệu đầu vào trong các hệ thống AI quyết định độ chính xác và tính phù hợp của kết quả đầu ra, giống như nguyên liệu kém chất lượng sẽ cho ra món ăn không ngon. Khái niệm "Garbage in, Garbage out" (tạm dịch: "Đầu vào thế nào, đầu ra thế ấy") nhấn mạnh vai trò thiết yếu của dữ liệu chất lượng cao.

  • Sứ mệnh của khoa học công nghệ và kỳ vọng trong kỷ nguyên mới

    Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

  • Bức phác thảo của tương lai công nghệ 2025

    Hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2025 sẽ là một năm của những thay đổi lớn về công nghệ. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, du hành vũ trụ và những đột phá về chăm sóc sức khỏe cho phép chúng ta hình dung một tương lai tràn ngập tiến bộ xã hội dựa trên sự phát triển công nghệ.

  • Báo chí trong "kỷ nguyên AI"

    Không khí Tết Nguyên đán đang ùa về, mang theo niềm hân hoan và kỳ vọng cho một khởi đầu tươi mới.

Xem thêm
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Ngành Xây dựng: Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng đến năm 2030 là động lực quan trọng để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trên thế giới của Ngành. Phóng viên Báo Xây dựng phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) về việc triển khai thực hiện Chiến lược.

    14:06 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Đổi mới sáng tạo - 'đòn bẩy' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    14:20 | 27/01/2025
  • Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng: Ứng dụng BIM trong thiết kế dự án

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến đường huyết mạch kết nối Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) với các vùng kinh tế trọng điểm. Dự án đánh dấu bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ số vào các công trình giao thông, với việc tiên phong sử dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế dự án.

    13:00 | 27/01/2025
  • Ứng dụng BIM vào công trình xây dựng

    (Xây dựng) - BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho cả vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, đến vận hành, bảo trì và tháo dỡ công trình. Với hệ thống pháp lý và chính sách thúc đẩy áp dụng BIM về cơ bản đã định hình, việc áp dụng BIM vào thực tế sẽ là nhân tố then chốt cải thiện quy trình quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiệu quả hơn.

    10:00 | 26/01/2025
  • Ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị, xử lý dữ liệu

    (Xây dựng) - Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

    08:36 | 24/01/2025
  • Dự thảo danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.

    08:34 | 24/01/2025
  • 2025: Xu hướng doanh nghiệp sử dụng dữ liệu như vũ khí cạnh tranh

    (Xây dựng) - Trong môi trường kinh doanh số hiện nay, dữ liệu đang trở thành một yếu tố then chốt, được ví như mỏ dầu cần được khai thác để tạo ra giá trị.

    15:11 | 23/01/2025
  • Daibau - nền tảng thông minh giúp tìm nhà thầu, thợ dễ dàng

    (Xây dựng) - Trong thời đại 4.0, khi mọi thứ đều có thể được tìm thấy chỉ với vài cú click chuột, việc tìm kiếm nhà thầu/ thợ uy tín để xây dựng hay cải tạo nhà cửa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại: “Liệu nhà thầu này có đủ chuyên nghiệp không? Giá cả thế nào? Có phù hợp với nhu cầu không?” Câu chuyện của chị Phương – một gia chủ vừa sử dụng Daibau để tìm nhà thầu cải tạo căn hộ, sẽ cho bạn một cái nhìn rõ nét về sự tiện ích vượt trội của nền tảng này.

    14:30 | 23/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load