Thứ bảy 27/07/2024 18:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen

19:38 | 18/05/2024

(Xây dựng) - Theo Kế hoạch số 310/KH-UBND của UBND tỉnh Đồng Tháp phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.400ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 là 6.990 triệu đồng. Phát triển ngành hàng sen không chỉ trồng, chế biến, khai thác sen mà còn xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ sen - vốn nổi tiếng sản phẩm du lịch lâu đời của Đồng Tháp.

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen
Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu khai mạc Hội thảo “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa – nâng tầm hội nhập”.

Kế hoạch UBND tỉnh Đồng Tháp là phát triển ngành hàng sen của tỉnh hướng theo mục tiêu “giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm chế biến”; phát triển sản phẩm theo hướng chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường, an toàn thực phẩm và bền vững; tăng cường liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ, tạo vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra sản phẩm đủ số lượng, chất lượng và với giá cạnh tranh; nâng cao các giá trị văn hóa, du lịch từ sen.

Cụ thể là đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung với diện tích đến năm 2025 khoảng 1.400ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất đối với các giống sen chuyên biệt, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như: Hoa trang trí, lấy hạt, lấy ngó, lấy lá, sản phẩm cao cấp, chiết suất từ sen. Tập trung nghiên cứu, đẩy nhanh dự án thí điểm 100ha vùng trồng tại Tháp Mười để đưa ra được giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất. Phát triển thêm ít nhất 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm chiết xuất từ sen. Nâng chất các sản phẩm từ sen hiện có để tham gia chương trình OCOP; xây dựng các sản phẩm từ sen phục vụ phát triển du lịch và Lễ hội Sen. Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến. Xây dựng và hoàn thiện ít nhất 03 mô hình canh tác sen an toàn, chuyển đổi sang hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm. Các mô hình được trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cấp mã số vùng.

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen
Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang trồng 1.800ha sen (vượt hơn mục tiêu 1.400ha vào năm 2025 là 400ha), sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm (vượt hơn kế hoạch năm 2025 hơn 350 tấn). Nghề trồng và chế biến sen Đồng Tháp phát triển mạnh nhất là từ khi UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành kế hoạch Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 từ 02 năm trước (năm 2022). Ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp ra đời như điểm tựa và là một trong những ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025. Đồng Tháp định hướng phát triển sản xuất cây sen gắn với văn hóa, du lịch theo hướng bền vững, hướng đến các giá trị xanh, tăng trưởng xanh, môi trường xanh và văn hoá xanh; đồng thời kết hợp lưu giữ những giá trị truyền thống về văn hóa, di tích lịch sử, ngành nghề truyền thống, lối sống của người dân địa phương. Phát triển ngành hàng sen không chỉ trồng, chế biến, khai thác sen mà còn xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ sen - vốn nổi tiếng sản phẩm du lịch lâu đời của Đồng Tháp.

Theo đó, xây dựng các pano quảng bá, giới thiệu ngành hàng sen, điểm trưng bày và bán sản phẩm sen tại các chợ, điểm dừng chân, điểm tham quan du lịch, các lễ hội tại Khu di tích Gò Tháp… Tổ chức lễ hội sen gắn với lịch sử huyện Tháp Mười, tổ chức lễ hội sen gắn với Lễ Vía Bà Chúa xứ (vào tháng 3 Âm lịch) và Lễ tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều (diễn ra vào 16/11 Âm lịch tại Gò Tháp). Việc kết hợp với Lễ hội Sen sẽ là điểm nhấn cho du lịch Gò Tháp trở nên đặc thù và mang lại dấu ấn riêng, qua đó giá trị của ngành sen sẽ được nâng cao, sản phẩm OCOP sẽ đến gần hơn với mọi đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Từng bước xây dựng điểm du lịch cộng đồng Đồng Sen - Gò Tháp là điểm giao thoa, kết nối nhiều tour, tuyến du lịch khác nhau ở trong và ngoài tỉnh. Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cộng đồng “Đồng sen Tháp Mười”.

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen
Chế biến sen xuất khẩu.

Theo Kế hoạch số 7566/KH-UBND của UBND huyện Tháp Mười, phát triển ngành sen đến năm 2025, huyện Tháp Mười là nơi có diện tích trồng sen nhiều nhất của tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu đến năm 2025, Tháp Mười có tổng diện tích trồng sen (02 vụ) đạt 1.000ha. Trong đó, tập trung phát triển các vùng nguyên liệu sen tai các xã: Tân Kiều, Mỹ Hòa, Trường Xuân, Hưng Thạnh và Thạnh Lợi. Xây dựng mối liên kết với công ty, doanh nghiệp để trồng và tiêu thụ đạt từ 20% tổng diện tích xuống giống hàng năm. Đăng ký ít nhất 03 mã vùng trồng sen. Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 20 sản phẩm sơ chế, chế biến từ sen tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt từ 3 sao. Trong đó, có 02 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao.

Qua 2 năm xây dựng và phát triển, ngành hàng sen Đồng Tháp đã phát triển về đích mục tiêu kế hoạch trước thời gian kể cả diện tích và số lượng lẫn chất lượng. Qua 2 lần tổ chức Lễ hội Sen, thương hiệu và sản phẩm sen Đồng Tháp đã vươn xa “Rạng ngời sắc sen”. Phát biểu khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II/2024, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Tự hào là xứ sở của Sen hồng, Đồng Tháp luôn chú trọng phát huy giá trị văn hóa - kinh tế của loài cây đặc trưng này gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương. Tỉnh đã quy hoạch, kết nối, thúc đẩy nông dân cùng sản xuất, tạo nên vùng nguyên liệu tập trung. Nhờ đó mà các sản phẩm, quà tặng từ sen phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen
Hấp dẫn món ăn từ sen.

Tại Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”, diễn ra vào ngày 17/5 trong khuôn khổ Lễ hội sen Đồng Tháp lần II/2024, với sự chủ trì của ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các diễn giả đưa ra nhiều ý kiến đề xuất giải pháp để xây dựng phát triển ngành hàng sen theo hướng bền vững, như cần có một bộ giống sen chuẩn phục vụ cho cho chế biến và xuất khẩu, giải pháp pháp phát triển sen theo hướng hữu cơ… Nhiều nhà khoa học, định hướng phát huy giá trị cây sen góp phần xây dựng Festival sen Đồng Tháp trở thành lễ hội du lịch tiêu biểu của địa phương trong quá trình hội nhập.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Sen là một trong những cây trồng được tỉnh đặc biệt chú trọng để phát triển. Sen đã đi vào đời sống văn hóa truyền thống và nếp sinh hoạt thường ngày của người dân tỉnh nhà. Thông qua hội thảo nhằm định vị rõ giá trị sen Đồng Tháp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục nâng tầm phát triển sen Đồng Tháp trên các phương diện văn hóa, kinh tế, du lịch địa phương. Nâng tầm hội nhập quốc tế của sen Đồng Tháp thông qua chiến lược phát triển kinh tế, du lịch.

Giờ đây, Đồng Tháp đã “Rạng ngời sắc sen”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sen Đồng Tháp từ ao đầm của Đồng Tháp Mười đã xuất ngoại, vươn ra biển lớn. Tại lễ công bố xuất khẩu container sen củ tươi đầu tiên sang Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Thiện - Giám đốc Nhà máy Công ty Cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt, đơn vị xuất khẩu lô củ sen này cho biết: "Thị trường Nhật Bản rất khó tính, đối tác phía Nhật Bản yêu cầu kiểm nghiệm mẫu đất, nước, không khí nơi trồng sen và quy trình chế biến tại nhà máy. Trung bình một tấn củ sen nguyên liệu sử dụng được 30% để xuất khẩu, còn lại dùng chế biến các sản phẩm bán trong nước. Dự kiến trong năm nay, đối tác Nhật Bản sẽ nhập thêm 8 container, giá trị khoảng 7 tỷ đồng".

Đồng Tháp: Nhiều cơ hội và triển vọng đang mở ra cho ngành hàng sen
Sen Đồng Tháp mời gọi khách du.

Đồng thời, để tạo chân hàng sen củ xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt đã ký kết liên kết hợp tác tiêu thụ với các đối tác trồng sen củ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo ngành hàng sen Đồng Tháp, một vụ trồng sen củ 4 tháng có thể đạt năng suất từ 5 - 7 tấn/vụ. Sen lấy củ trồng theo quy trình được bao tiêu với giá 20.000 đồng/kg, ước tính mỗi vụ nông dân lãi 40-45 triệu đồng/ha. Khảo sát ở các tỉnh miền Tây có khoảng 3.000ha trồng sen song đa phần lấy hạt, chỉ 200ha trồng lấy củ nên so với nhu cầu không đáp ứng. Hiện nay thị trường Nhật Bản cần khoảng 100.000 tấn củ sen mỗi năm, trong khi Trung Quốc là 2 triệu tấn nên nhu cầu xuất khẩu củ sen là rất lớn…

Hiện nay, chỉ tính riêng sản phẩm OCOP, Đồng Tháp đã có 59 sản phẩm sen đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 01 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao. Từ sen, qua bàn tay tài hoa và quá trình tìm tòi, sáng tạo đã cho ra đời nhiều sản phẩm quà tặng đặc sắc, mang tính nghệ thuật, mỹ thuật tinh tế, nâng tầm giá trị sen Đồng Tháp như: Tranh lá sen, lụa tơ sen. Đặc biệt, trà ướp hoa sen thượng hạng của Đồng Tháp còn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước chọn làm quà tặng khách quốc tế.

Như vậy, viễn cảnh sen Đồng Tháp đang mở ra nhiều cơ hội và triển vọng. Tin rằng không xa, ngành sen Đồng Tháp sẽ “nở hoa, ngát hương” thành thủ phủ sen của Việt Nam và thế giới.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load