Thứ ba 05/11/2024 01:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cục Phát triển đô thị: Sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021

16:50 | 31/12/2020

(Xây dựng) - Năm 2020, Việt Nam là nước Chủ tịch Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN. Cục Phát triển đô thị (PTĐT) chính là một trong những đơn vị chủ lực, tham mưu cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công các hoạt động của Mạng lưới, với chủ đề “Đô thị thông minh - hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.

cuc phat trien do thi se thuc hien nhieu nhiem vu quan trong trong nam 2021
Trong năm 2020 và các năm tiếp theo, Cục PTĐT chú trọng triển khai Đề án PTĐT thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Cũng trong năm 2020, Cục PTĐT đã chủ động tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các chương trình, đề án được giao chủ trì.

Cụ thể, Cục đã tham gia nghiên cứu, xây dựng một số nội dung quy định về PTĐT trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng và đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 6/2020; tham mưu cho Bộ Xây dựng rà soát, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 164/NQ-CP về việc tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý đầu tư PTĐT…

Trên cơ sở kết quả đạt được trong thực hiện Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020, Cục đã hoàn thành dự thảo Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030. Hiện Đề án đang được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tương tự, Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng kế hoạch thực hiện Chương trình PTĐT quốc gia; Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Trong triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, Cục PTĐT khẩn trương thực hiện các thủ tục quyết toán Dự án Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL sau khi dự án này đã hoàn thành công tác kiểm toán.

Trong khi đó, tại Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc, Bộ Xây dựng và các tỉnh đã hoàn thành hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư để gia hạn thời gian thực hiện và sử dụng vốn dư đến 31/12/2022. Đến nay, dự án đã hoàn thành 105/122 hạng mục công trình, đang thực hiện 13 hạng mục công trình và đang xây dựng kế hoạch 4 hạng mục…

cuc phat trien do thi se thuc hien nhieu nhiem vu quan trong trong nam 2021
Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 862 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 87 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2020 đạt khoảng 40%. Phấn đấu đến hết năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 40,5 - 41,5%.

Trong thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh TT-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã phối hợp với UBND tỉnh TT-Huế, Bộ Nội vụ và các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù trong phân loại đô thị và xác định mô hình đô thị đối với đô thị di sản TT-Huế; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát kết quả đánh giá đô thị sau điều chỉnh địa giới hành chính TP Huế.

Thực hiện Đề án PTĐT thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến 2030, Bộ Xây dựng đang triển khai nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng phục vụ PTĐT thông minh; Quản lý dự án PTĐT có quy mô lớn ứng dụng giải pháp đô thị thông minh; Xây dựng chương trình thí điểm PTĐT vùng ĐBSCL thông minh...

Bên cạnh đó, Bộ đôn đốc các địa phương thực hiện Kế hoạch PTĐT tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; tham gia thẩm định 34/44 Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các tỉnh trước khi trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã...

Trong năm 2021, Cục PTĐT sẽ chú trọng một số công việc như tiếp tục nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý PTĐT để trình Quốc hội trong năm 2022; Tham mưu cho Bộ Xây dựng, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về Đô thị hóa và PTĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện, trình phê duyệt Chiến lược PTĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng với đó, Cục nghiên cứu, rà soát của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH 13 về phân loại đô thị làm cơ sở để đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung phù hợp với diễn biến thực tế; triển khai công tác lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo kế hoạch được phê duyệt.

Bên cạnh đó, Cục thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được Bộ Xây dựng giao triển khai như tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 - 2020; Tiếp tục thực hiện Chương trình PTĐT quốc gia và Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 sau khi Chương trình, Đề án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đặc biệt, Cục tham mưu cho Bộ chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch PTĐT tăng trưởng xanh; Đề án PTĐT thông minh bền vững Việt Nam...

Tính đến tháng 12/2020, cả nước có 862 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 87 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2020 đạt khoảng 40%. Phấn đấu đến hết năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 40,5 - 41,5%.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load