Thứ bảy 27/04/2024 11:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công trình cần tu sửa không phải là chùa Một Cột

10:23 | 14/05/2013

Mới đây, Trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột, Đại đức Thích Tâm Kiên đã có "Tâm thư" gửi UBND TP Hà Nội mong được tu sửa khẩn cấp chùa Một Cột. Tuy nhiên, sau khi đi thực tế tìm hiểu vấn đề và gặp gỡ Đại đức Thích Tâm Kiên, chúng tôi nhận thấy rằng, ngôi chùa mà Đại đức lên tiếng mong được tu sửa gấp gáp là chùa Diên Hựu, gồm nhà Mẫu và nhà Tổ, chứ không phải chùa Một Cột (còn có tên gọi khác là Liên Hoa đài hay Nhất Trụ tháp).


Thanh đỡ mái hiên Diên Hựu tự đã bị mối ăn rỗng.

Có sự nhầm lẫn Diên Hựu tự và chùa Một Cột

Hiện nay, dư luận vẫn cho rằng chùa Diên Hựu là tên gọi khác của chùa Một Cột. Ngay cả vi.wikipedia.org cũng chú thích như vậy dựa theo sách Đại Việt sử ký Toàn thư. Tuy nhiên, Từ điển Bách khoa mở cũng đưa ra những viện dẫn của nhà sử học sau này đã dày công nghiên cứu và cho rằng, chùa Một Cột và chùa Diên Hựu là 2 ngôi chùa độc lập, nằm tách biệt nhau. Nếu ai đã từng đến thăm chùa Một Cột thì sẽ dễ dàng đồng thuận với nhận định này, vì thực tế chùa Một Cột (Liên Hoa đài) mang dáng vóc của một đài sen "mọc" từ ao, còn chùa Diên Hựu được xây dựng muộn hơn chùa Một Cột, nằm trên mặt đất, cách vị trí chùa Một Cột khoảng 20m.

Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc đặc biệt bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong khi đó, Diên Hựu tự là một ngôi chùa có kiến trúc giống như nhiều ngôi chùa cổ khác của Việt Nam, thời Lý. Đến nay, ngôi chùa Diên Hựu đã phần nào xuống cấp, cần được trùng tu, sửa chữa.

Nói về Liên Hòa đài, Đại đức cũng nói rằng "Liên Hoa đài hiện vẫn được bảo đảm, về lâu dài thì cũng cần trùng tu, nhưng không phải là công trình mong muốn trùng tu theo "Tâm thư" nhà chùa mới gửi UBND TP Hà Nội". Như vậy, công trình cần trùng tu theo ý kiến của Đại đức Thích Tâm Kiên gửi UBND TP Hà Nội mới đây không phải là chùa Một Cột, tức Liên Hoa đài "mọc" trên ao sen.

Công trình xuống cấp là chùa Diên Hựu

Ngôi chùa mà Đại đức Thích Tâm Kiên vẫn gọi với tên chùa Một Cột trong các kiến nghị lên UBND TP Hà Nội thực chất là Diên Hựu tự, gồm nhà Tổ và nhà Mẫu. Hiện nay, 2 ngôi nhà này hợp thành quần thể chùa Một Cột - Diên Hựu mà Đại đức là trụ trì chung.

Để mục sở thị những vị trí xuống cấp của chùa Diên Hựu, chúng tôi được anh Trần Ngọc Thường - Chấp tác nhà chùa dẫn đi quan sát. Tại khu vực cánh gà bên phải nhà Mẫu, nhiều thanh mè đã có dấu hiệu mối mọt, vùng ngói rồng chừng nửa chiếc chiếu đơn vẫn còn xẫm màu vì ngấm nước.

Tiếp ra mái hiên, khu vực bên trái ngôi nhà Mẫu, một số thanh dùi đã bị mọt ăn đến mục nát. Trước cửa chùa, thanh kèo đỡ mái hiên cũng đã bị mối ăn rỗng, rộng bằng viên gạch. Đây là những dấu hiệu xuống cấp ở mặt dưới nhà chùa. "Anh có thể leo thang lên nhìn lớp ngói trên nóc chùa thì sẽ thấy mái bị võng, ngói bị xô dài cả hàng, nếu không sớm can thiệp thì khi có gió mạnh, lớp ngói này có thể bị cuốn khỏi mái. Khi ấy nguy cơ sẽ có nhiều lớp bị cuốn đi theo" - anh Thường cho biết.

Cẩn trọng leo thang, tôi bước lên mái chùa, ở vị trí đầu mái hiên để tận mắt xem thực trạng mái chùa và cũng để kiểm chứng lời anh Thường nói. Tuy không phải là vị trí thuận lợi nhất để quan sát những vết xô trên mái chùa, xong tôi cũng dễ dàng nhận ra vết võng của lớp ngói trên đỉnh, tạo thành khe rộng đến 6 - 8cm so với đỉnh mái. Nằm cách trục đỉnh mái về phía trước, một lớp ngói dài chừng 1m bị xô xuống. Xung quanh đó, nhiều hàng ngói có dấu hiệu không còn ăn khớp với nhau như một chỉnh thể thống nhất của một mái nhà nữa...

So với nhà Mẫu thì nhà Tổ còn có biểu hiện nứt tường và dột từ mái nhiều hơn. Đây cũng là ngôi nhà thờ các bức tượng phật Tam Bảo, Tứ Đại Thiên Vương. Chỉ tay vào một vạt vữa trên tường đã bị bong do ngấm nước, anh Thường cho biết, trong ngôi nhà Tổ, có nhiều vị trí như vậy. Tượng Tứ Đại Thiên Vương nằm cánh gà bên phải ngôi Nhà, đây cũng là nơi bị dột nhiều nhất. Dấu vết của những vệt nước mưa vẫn còn hằn dưới nền chùa.

Ngoài việc trùng tu tạm thời hai ngôi nhà Tổ, nhà Mẫu, nguyện vọng của nhà chùa muốn nâng cao cốt sân chùa cao ngang với mặt đường. Dự kiến số tiền đầu tư cho nhiều hạng mục tại chùa Diên Hựu - Một Cột lấy từ ngân sách Nhà nước. Song để mọi chuyện được tiến hành nhanh, phía nhà chùa sẵn sàng đứng ra kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa để đóng góp một nửa số tiền trên.

Trần Đình Hà

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load