Thứ ba 17/09/2024 16:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Triển khai Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá

08:46 | 17/09/2024

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá.

Đây là tiền đề để xây dựng và phát triển Thủ đô là hạt nhân liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá
Luật Thủ đô (sửa đổi) là động lực để thành phố Hà Nội quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá. Ảnh: Nguyễn Quang

Quy hoạch đi trước một bước

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đối với các chính sách xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý các quy định về quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê, bảo đảm phù hợp với quy hoạch và yêu cầu về phòng, chống lũ. Tinh thần chung là tiếp thu tối đa ý kiến cơ quan chuyên môn, cử tri, đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.

Theo đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống. Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.

Cụ thể, cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan để khai thác hiệu quả quỹ đất. Trên bãi sông được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan; các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để bảo đảm yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.

Thành phố được quyết định điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Về phía HĐND thành phố Hà Nội được giao trọng trách quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường, điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

Riêng đối với khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch chung Thủ đô và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Đích đến là phát triển đô thị hài hòa hai bên sông

Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, cử tri Bùi Thị Định, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đánh giá cao các quy định về phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô trong quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. Đồng thời xây dựng, tái thiết đô thị để thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” về tập trung triển khai quy hoạch đầu tư xây dựng ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống, quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng, tạo sự linh hoạt cho thành phố.

“Đây là nội dung mới so với quy định của pháp luật hiện hành, chuyển thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư từ Thủ tướng Chính phủ về cho thành phố Hà Nội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương trong việc phát huy tiềm năng, tận dụng quỹ đất nông nghiệp sẵn có nhưng vẫn phù hợp với mục tiêu quản lý và bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai", bà Bùi Thị Định nêu ý kiến.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá. Tuy nhiên, việc quy hoạch và lộ trình quy hoạch Thủ đô phải được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, cần quy hoạch Thủ đô với tầm nhìn chiến lược và lộ trình thực hiện phải do Trung ương chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đích đến là xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của thành phố.

Liên quan đến vấn đề này, luật gia Lê Quang Vững nhấn mạnh, theo quy định của Luật Quy hoạch thì quy hoạch Thủ đô thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi Quốc hội cho ý kiến trực tiếp đối với Đồ án Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV đã bảo đảm các quy hoạch này có tính tổng thể, tầm nhìn chiến lược. Như vậy, việc quy hoạch và lộ trình quy hoạch Thủ đô sẽ được thực hiện chặt chẽ, phù hợp với tính chất đặc biệt, đặc thù của quy hoạch Thủ đô.

Theo Bách Sen/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

    (Xây dựng) - Mùa mưa bão đang đến gần, với mật độ cây xanh dày đặc, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm… có nguy cơ ngã, đổ bất cứ lúc nào. Do vậy, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) đã chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh Huế thống kê hiện trạng cây xanh và lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trong mùa mưa bão.

    14:40 | 16/09/2024
  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

    10:34 | 16/09/2024
  • Hạ Long: Trả lại cảnh quan đô thị sau bão số 3 tại phường Cao Thắng

    (Xây dựng) – Tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), bão số 3 đi qua khiến đô thị tan hoang, cây đổ, vật liệu xây dựng theo bão ùn lên đường phố, thành phố đã kịp thời mở chiến dịch 7 ngày đêm thần tốc dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Phường Cao Thắng đã huy động lực lượng, tổ chức thu dọn cây đổ, làm vệ sinh môi trường xuyên đêm, sớm trả lại cảnh quan đô thị.

    09:31 | 15/09/2024
  • Cần Thơ: Đến năm 2030 có thêm 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V

    (Xây dựng) – Ngày 13/9, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Báo cáo số 247/BC-UBND Kế hoạch phân loại đô thị đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ. Theo Kế hoạch đến năm 2030, thành phố Cần Thơ có 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V.

    15:48 | 14/09/2024
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Vương Quốc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về những nội dung liên quan để làm rõ hơn định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

    15:22 | 14/09/2024
  • Lào Cai: Tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 5036/UBND-XD giao một số Sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

    21:04 | 13/09/2024
  • Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre đạt 24%: Cơ hội và thách thức trong hành trình phát triển

    (Xây dựng) - Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bến Tre đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, ban hành ngày 29/1/2021, mục tiêu được đặt ra cho giai đoạn 2021-2025 là đạt ít nhất 27% tỷ lệ đô thị hóa, và sang năm 2030 sẽ nâng lên 45%. Tuy nhiên, với tỷ lệ đô thị hóa hiện tại chỉ đạt 24%, rõ ràng việc thực hiện các mục tiêu này sẽ cần có những giải pháp quyết liệt hơn.

    14:20 | 13/09/2024
  • Kon Tum: Mục tiêu đô thị hóa 50% vào năm 2030, dự kiến mức kinh phí thực hiện gần 68.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa thông qua quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn kéo dài đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng trong việc định hình và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống xã hội.

    14:17 | 13/09/2024
  • Bắc Ninh: Bức tranh kinh tế đa màu sắc, hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh và khó khăn, thất bại của doanh nghiệp cũng là khó khăn, thất bại trong công tác điều hành của tỉnh”, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng trong tháng 8/2024.

    14:13 | 13/09/2024
  • Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định về tổ chức hoạt động của UBND quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận; tổ chức hoạt động của UBND phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại UBND quận và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

    08:41 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load