Thứ tư 24/04/2024 21:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cơ hội hợp tác Australia - Việt Nam trong công nghệ giáo dục, nông nghiệp và logistics

18:53 | 05/12/2022

(Xây dựng) - Một báo cáo vừa công bố cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp Australia đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam liên quan đến Công nghiệp 4.0 trong các ngành nông nghiệp, logistics và giáo dục đại học.

Cơ hội hợp tác Australia - Việt Nam trong công nghệ giáo dục, nông nghiệp và logistics
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ cùng Chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc Đại học RMIT Giáo sư Alec Cameron và Tổng Giám đốc RMIT Việt Nam Giáo sư Claire Macken.

Báo cáo có tên gọi “Tăng cường mối liên kết giữa bang Victoria và Đông Nam Á: Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam – Cơ hội cho doanh nghiệp Australia” (gọi ngắn gọn là báo cáo Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam).

Đây là công trình mới nhất trong chuỗi báo cáo do Trung tâm Thương mại và Đổi mới sáng tạo châu Á thuộc Đại học RMIT thực hiện, nhằm mục đích cung cấp chỉ dẫn thực tế cho khối doanh nghiệp và Nhà nước, những đơn vị mong muốn tăng cường mối quan hệ và sự tham gia của họ trong khu vực Đông Nam Á.

Tác giả chính của báo cáo PGS. Thái Văn Vinh cho biết, kinh nghiệm và chuyên môn của Australia có thể được chuyển giao và phát huy ở Việt Nam, đem đến cơ hội cho cả hai quốc gia.

PGS. Vinh cho biết: “Công nghiệp 4.0 là một ưu tiên đang được đẩy nhanh và mở rộng tại Việt Nam và vị trí của Australia - một nước tương đối đi trước trong lĩnh vực này - sẽ cung cấp cơ hội đào tạo, công nghệ và dịch vụ cho Việt Nam”.

Cơ hội hợp tác Australia - Việt Nam trong công nghệ giáo dục, nông nghiệp và logistics
Báo cáo được giới thiệu tại một sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ vào tuần trước.

“Hai nước đã có mối quan hệ song phương bổ sung và tương hỗ nhau trong ba ngành được nêu trong báo cáo. Việc Việt Nam thể hiện khả năng nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới trong các ngành nghề là dấu hiệu cho thấy đất nước đã sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0. Các mô hình hợp tác mạnh mẽ hiện có sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội này. Thêm vào đó, việc hai nước tiến tới kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác song phương trong năm 2023 sẽ càng giúp đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa hai bên”.

PGS. Vinh cho rằng, mối quan hệ tăng cường giữa các tổ chức Australia và Việt Nam nhằm phát huy cơ hội được nêu trong báo cáo sẽ góp phần nâng cao công cuộc chuyển đổi số mà Chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng.

Tổng Giám đốc RMIT Việt Nam Giáo sư Claire Macken chia sẻ rằng báo cáo sẽ giúp gia tăng hoạt động hợp tác kinh doanh giữa Australia và Việt Nam.

Bà nói: “Báo cáo Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ giáo dục, công nghệ nông nghiệp và công nghệ logistics, ba lĩnh vực nằm trong nhóm ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam”.

“Tôi vui mừng chứng kiến việc báo cáo được giới thiệu trong sự kiện đồng tổ chức bởi Viện chính sách Australia - Việt Nam, Trung tâm Thương mại và Đổi mới sáng tạo châu Á của Đại học RMIT và Asia Society (chi nhánh Australia). Sự kiện đặc biệt được tổ chức nhằm chào mừng chuyến thăm Australia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ cùng một số đại biểu quốc hội và đại diện các bộ ngành của Chính phủ Việt Nam”.

Cơ hội hợp tác Australia - Việt Nam trong công nghệ giáo dục, nông nghiệp và logistics
PGS. Thái Văn Vinh, Đại học RMIT, là tác giả chính của báo cáo “Tăng cường mối liên kết giữa bang Victoria và Đông Nam Á: Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam – Cơ hội cho doanh nghiệp Australia”.

Báo cáo được Chính phủ bang Victoria tài trợ trong khuôn khổ dự án Quỹ đầu tư của tiểu bang vào giáo dục đại học bang Victoria (VHESIF) cho Trung tâm Thương mại và Đổi mới sáng tạo châu Á (ATIH) thuộc Đại học RMIT.

ATIH là trung tâm hợp tác giữa Đại học RMIT và Asia Society (chi nhánh Australia). ATIH chính thức ra mắt vào tháng 8/2022 nhân dịp Asia Society Australia khánh thành văn phòng mới đặt tại cơ sở của RMIT tại thành phố Melbourne.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load