(Xây dựng) – Đây chính là chủ đề buổi Hội thảo của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (Rạng Đông) tổ chức sáng 8/10, đánh giá kết quả gần 3 năm thực hiện chiến lược Chuyển đổi số khi chưa có mô hình mẫu tại Việt Nam, Rạng Đông đã đã lập được mặt bằng tăng trưởng mới là 18,9% trong 9 tháng năm 2022. Mục tiêu đến năm 2025, Rạng Đông trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; thu nhập BQ đạt 2.000 USD/người/tháng.
Quang cảnh Hội nghị. |
Lộ trình chuyển đổi số Rạng Đông
Tại Hội thảo, lãnh đạo Rạng Đông đã chia sẻ về lộ trình chuyển đổi số của đơn vị, cụ thể: Rạng Đông được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong cung cấp hệ thống giải pháp đồng bộ dựa trên công nghệ lõi là Chiếu sáng và IoT, góp phần kiến tạo ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, Nông nghiệp Công nghệ cao và Nông nghiệp chính xác, thúc đẩy cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên - thông minh - hạnh phúc - Thân thiện môi trường; Gia tăng giá trị cho cổ đông, nhân viên và khách hàng; đồng hành cùng dân tộc xây dựng Việt Nam Phồn vinh - Thịnh vượng.
Mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Hệ sinh thái 4.0
Năm 2030 sẽ trở thành doanh nghiệp tầm tỷ đô, đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực. Đơn vị xác định con đường phát triển bằng Khoa học công nghệ/ Đổi mới sáng tạo và Sự tử tế. Đồng thời xây dựng Công ty có môi trường làm việc luôn sáng tạo, văn hóa hơn, chuyên nghiệp hơn và hạnh phúc hơn (thu nhập BQ đến năm 2025 đạt 2000 USD/người/tháng).
Chuyển đổi số tại Rạng Đông là quá trình thay đổi mang tính chiến lược (Chiến lược Chuyển đổi số Rạng Đông 2020-2025 tầm nhìn 2030), là một hành trình với sự chuẩn bị từ sớm qua các lần chuyển đổi tầng công nghệ, đầu tư Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo được thực hiện từ 30 năm nay thông qua các kỳ thi đua sáng tạo trong Công ty, các phối hợp giữa đội ngũ tinh hoa của Công ty với nguồn tri thức bên ngoài, thực hiện Open innovation với việc kết hợp, hợp tác với các tập đoàn công nghệ, các đối tác công nghệ trong và ngoài nước, các viện, trường Đại học.
Năm 2022 là giai đoạn mới của Chuyển đổi số Rạng Đông, sau bước vừa làm vừa học, ứng dụng, thử nghiệm một số công cụ số Rạng Đông đã thực hiện được các bước số hoá riêng lẻ, đồng bộ hoá từng phần giống như thực hiện mài giũa các bánh răng riêng lẻ. Bước vào giai đoạn 2022-2023, Rạng Đông đã thực hiện ghép các modul chức năng vào thành bộ máy hoàn chỉnh, các bánh răng đã khớp nối đồng bộ và bánh đà đã quay đưa Rạng Đông vượt qua những khó khăn suốt những năm 2020-2021.
Mặt bằng tăng trưởng mới |
Lãnh đạo Rạng Đông cũng báo cáo trước Hội nghị về kết quả tăng trưởng mới của đơn vị nhờ chuyển đổi số. Rạng Đông đã thực hiện bài bản căn cơ có nghề, thấu hiểu những lý thuyết, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam và lựa chọn cách làm, lộ trình phù hợp, làm thực và mang lại kết quả thiết thực. Gần 3 năm thực hiện chiến lược Chuyển đổi số còn rất mới mẻ, chưa có mô hình mẫu tại Việt Nam, Rạng Đông đã đã lập được mặt bằng tăng trưởng mới. Năm 2015-2020 tăng trưởng bình quân 8-10%/năm; Năm 2020-2022 hình thành mặt bằng tăng trưởng mới 15-20%/năm; Năm 2020 tăng trưởng 15,6%, năm 2021 tăng trưởng 16%; kết thúc 9 tháng năm 2022 Rạng Đông đã đạt tăng trưởng 18,9%.
Đến nay, chuyển đổi số Rạng Đông đã vượt qua được xác suất thất bại và bước đầu thành công (vượt qua xác suất thất bại 50-70% các doanh nghiệp khi Chuyển đổi số).
Năm 2022 Rạng Đông đã thiết lập mặt bằng tăng trưởng mới.
Hiệu ứng bánh đà tăng trưởng.
Để có được những kết quả này, Rạng Đông đã thực hiện 3 nội dung: Chuyển đổi số áp dụng 2 nguyên lý và 3 nguyên tắc; Chuyển đổi số đi vào cốt lõi gồm tái cấu trúc chất lượng sản phẩm và tái cấu trúc mô hình kinh doanh; Có cách làm và lộ trình phù hợp. Trong nội dung chuyển đổi số áp dụng hai nguyên lý đó là: chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống; chuyển đổi số là quá trình đổi mới sáng tạo liên tục dựa trên dữ liệu và kết nối và 3 nguyên tắc: Tổng thể và toàn diện; Đồng bộ và từng thời kỳ có trọng tâm trọng điểm, đột phá; Chính chủ và lãnh đạo.
Kim Oanh
Theo