Thứ năm 06/02/2025 01:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

12:31 | 20/03/2024

(Xây dựng) - Ngày 19/3/2024, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW (Chỉ thị số 31) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Báo Xây dựng điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 31:

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, tỉ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng giảm. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và xã hội được nâng lên. Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng phạm vi áp dụng cho khu vực không có quan hệ lao động.

Công tác phòng ngừa, đánh giá rủi ro, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; chăm sóc sức khoẻ người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và cơ chế hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động được quan tâm hơn. Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển dịch vụ huấn luyện, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động.

Tuy nhiên, công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ tai nạn lao động chưa giảm, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, nhất là trong khu vực không có quan hệ lao động. Một số cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động chưa coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động; nguồn lực đầu tư, công tác quản lý Nhà nước có mặt còn hạn chế; chưa chú trọng đúng mức công tác phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động chưa nghiêm. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến về an toàn, vệ sinh lao động chưa theo kịp thực tiễn.

Để đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.

Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

2. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.

3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.

Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quan tâm an toàn, vệ sinh lao động đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách khám sức khoẻ định kỳ, giám định, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khoẻ định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

6. Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.

7. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Tổ chức thực hiện

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước cho các Bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    (Xây dựng) - Tỉnh Quảng Ninh xác định trong bối cảnh đang trải qua những chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế - xã hội thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt để bảo đảm sự phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã tập trung vào đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, coi đây là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

  • Chủ động triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả

    (Xây dựng) - Năm 2024, trước những khó khăn, thách thức, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và các công đoàn cơ sở đã nỗ lực, chủ động tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hướng hoạt động về cơ sở; tập trung chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, cán bộ công chức viên chức lao động (CBCCVCLĐ); tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và nghị quyết, các chỉ tiêu phấn đấu của các cấp Công đoàn. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính công đoàn theo quy định; tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội, từ thiện; tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh.

  • Thành phố Huế: Năm 2025 phấn đấu giải quyết việc làm cho 17.600 lao động

    (Xây dựng) - Năm 2025, thành phố Huế phấn đấu kết nối giải quyết việc làm cho 17.600 lao động, trong đó đưa 2.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 2%.

  • Hải Phòng: Chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường dịp Tết

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam vừa có ý kiến chỉ đạo các Sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan tập trung chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

  • Đề nghị các nhà thầu phụ tại cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn giải quyết dứt điểm công nợ

    (Xâu dựng) – Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không nợ lương của người lao động Tập đoàn làm việc tại dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn. Đồng thời, Ban điều hành dự án đã đề nghị các nhà thầu phụ giải quyết dứt điểm công nợ và tuân thủ các quy định của pháp luật trong mọi hoạt động.

  • Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng trao quà Tết cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Ngày 21/1, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức thăm và tặng quà Tết cho các cán bộ, người lao động thuộc khối Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng. Tại một số Công đoàn cơ sở trực thuộc, đại diện Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã trao trực tiếp quà Tết của Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm
  • Tặng quà Tết ý nghĩa cho công nhân lao động ở Thái Nguyên và Bắc Giang

    Ngày 19/1, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm, tặng quà cán bộ, công nhân, người lao động Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

    14:21 | 19/01/2025
  • Công đoàn UDIC: Phát động phong trào thi đua năm 2025

    (Xây dựng) - Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) vừa tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025” và thực hiện chương trình “Tết sum vầy, Xuân ơn Đảng” năm 2025.

    19:44 | 17/01/2025
  • Hà Tĩnh: Trao quà Tết cho đoàn viên ngành Giao thông - Xây dựng

    (Xây dựng) - Chiều 16/01, tại chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025, Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đã trao nhiều suất quà Tết cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

    11:50 | 17/01/2025
  • Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”

    (Xây dựng) - Với phương châm không để đoàn viên, người lao động không có Tết, thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tập trung huy động mọi nguồn lực từ ngân sách xã hội hóa, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân để quan tâm, chăm lo, tặng quà đến đoàn viên, người lao động, tạo sự gắn kết giữa tổ chức Công đoàn, đoàn viên và người sử dụng lao động.

    20:50 | 16/01/2025
  • Công đoàn ngành Xây dựng Bắc Ninh mang Xuân yêu thương đến với người lao động xa quê

    (Xây dựng) - Hòa chung không khí náo nức đón Xuân mới, Công đoàn ngành Xây dựng Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người con xa quê hương, góp phần mang đến một cái Tết ấm áp, trọn vẹn yêu thương.

    08:54 | 16/01/2025
  • Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tiếp tục bảo vệ tốt quyền lợi cho người lao động

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

    21:25 | 15/01/2025
  • Công đoàn Công ty DOMATCO: Tặng quà Tết cho người lao động

    (Xây dựng) - Ngày 13/1, Công đoàn Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh (DOMATCO) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2024, bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2025 và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên Công đoàn, người lao động. Sự kiện được tổ chức trang trọng và ấm áp tại Hội trường Công ty DOMATCO với sự tham dự của các lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty LICOGI - CTCP, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty, các cán bộ Công đoàn và công nhân lao động của Công ty.

    14:45 | 14/01/2025
  • Bắc Ninh: Xuân yêu thương lan tỏa tại "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

    (Xây dựng) - Hơn 20.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ) tại Bắc Ninh đã được đón nhận không khí Tết ấm áp, đầy ắp tình yêu thương tại chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025.

    11:07 | 13/01/2025
  • Luồng gió mới của hoạt động công đoàn

    Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW (Nghị quyết 02) về đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đã đưa ra nhiều quan điểm chỉ đạo, định hướng, đồng thời là cơ sở để Công đoàn Việt Nam đổi mới tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Sau hơn ba năm triển khai, Công đoàn Việt Nam không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực hoạt động, xứng đáng đại diện cho tiếng nói, niềm tin của người lao động.

    14:26 | 12/01/2025
  • Đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

    (Xây dựng) - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    07:57 | 11/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load