Thứ năm 26/12/2024 17:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

22:30 | 11/11/2024

(Xây dựng) - Chiều 9/11, tại Cung tri thức Thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội và Hiệp hội Chè Việt Nam, phối hợp cùng Cộng đồng Yêu trà Việt tổ chức chương trình “Chè Việt – Di sản và Tương lai” tôn vinh các doanh nghiệp gắn bó với ngành Chè Việt Nam trong những năm qua.

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị
Ông Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội phát biểu về thực tế xuất khẩu chè của Việt Nam

Chương trình "Chè Việt - Di sản và Tương lai" mang đến một điểm khác biệt rõ rệt so với các chương trình vinh danh ngành Chè trước đây với ý nghĩa không chỉ là một sự kiện vinh danh mà còn là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam, vì mỗi tỉnh trồng chè đều có những nét văn hóa chè độc đáo. Đó cũng là lý do để Cộng đồng Yêu trà Việt phối hợp cùng Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam – Asean (cơ quan chủ quản là Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội), cùng với Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm chè nội địa, khuyến khích người dân thưởng thức trà Việt.

Trước đó, Cộng đồng Yêu trà Việt đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, kết nối từ gốc đến ngọn, từ người trồng trà đến người thưởng trà, tạo nên một mạng lưới vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành Chè Việt Nam.

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị
Các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm "Chè Việt - Di sản và tương lai".

Đặc biệt trong chương trình còn có tọa đàm "Hành trình Chè Việt" với những diễn giả uy tín của các Bộ, ngành đưa ra những thực trạng và giải pháp cho ngành Chè Việt Nam, cũng như những cơ hội và thách thức trong việc xuất khẩu chè sang thị trường quốc tế. Đây cũng là dịp để các chuyên gia và khách mời cùng nhau thảo luận và chia sẻ những ý tưởng mới nhằm phát triển bền vững cho ngành Chè.

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị
Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam chia sẻ về việc thúc đẩy phát triển thương hiệu cho sản phẩm chè.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu. Chương trình "Chè Việt - Di sản và Tương lai" không chỉ nhằm vinh danh những đóng góp của các doanh nhân trong ngành Chè mà còn hướng tới việc nâng cao nhận thức về giá trị của trà trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chương trình mong muốn khuyến khích mọi người thưởng thức và yêu thích sản phẩm chè Việt, từ những tách trà trong gia đình đến những sản phẩm tinh tế trong các nhà hàng và quán trà. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau khám phá và gìn giữ những giá trị văn hóa trà độc đáo của dân tộc, đồng thời phát triển ngành chè theo hướng bền vững và hiện đại.

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị
Văn hóa trà độc đáo của Việt Nam.

Anh Kiều Phúc Quý, Đại diện Cộng đồng Yêu trà Việt cho biết, cộng đồng Yêu trà Việt không ngừng nỗ lực đưa văn hóa trà đến gần hơn với công chúng thông qua các hoạt động tại các không gian trà quán, các sự kiện trà trên khắp cả nước. Từ những buổi thưởng trà, tọa đàm, chia sẻ kiến thức về trà, đến những lớp học pha trà, hướng dẫn cách thưởng thức trà đúng điệu, Cộng đồng đã thổi hồn vào từng tách trà, khơi dậy niềm đam mê và tình yêu trà trong lòng mỗi người. Những hoạt động này không chỉ giới thiệu về các loại trà, cách pha trà, mà còn truyền tải những giá trị văn hóa, tinh thần ẩn chứa trong mỗi ấm trà.

Ông Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội - cơ quan chủ quản của Mạng lưới phát triển doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam – Asean chia sẻ: Hiện nay chè của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Mặc dù với sản lượng và số lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu được của mặt hàng này chưa cao, tính cạnh tranh của mặt hàng còn thấp, giá cả sản phẩm không ổn định trên thị trường quốc tế và vẫn còn phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Chè Việt - Di sản và Tương lai: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị
Cộng đồng Yêu trà Việt không ngừng nỗ lực đưa văn hóa trà đến gần hơn với công chúng thông qua các hoạt động tại các không gian trà quán, các sự kiện trà trên khắp cả nước.

Đó cũng là lý do mà chương trình "Chè Việt - Di sản và Tương lai" mong muốn ngành Chè trong nước được chú trọng và phát triển hơn. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để các doanh nhân, doanh nghiệp và những người yêu trà giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm cũng như được thưởng thức trà trong không khí trang trọng, tôn vinh nét đẹp truyền thông trong văn hóa “thưởng trà”.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load