Thứ ba 11/02/2025 21:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chặng đường 25 năm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội

16:58 | 08/10/2020

(Xây dựng) – Khu phố cổ có vị trí đặc biệt, là một di sản đô thị có kiến trúc độc đáo với các phố nghề truyền thống, cùng hơn 120 di tích lịch sử - văn hóa – kiến trúc gắn liền với vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm và Hội Di sản văn hóa Thăng Long, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đã tổ chức hội thảo, đồng thời đánh giá kết quả công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu phố cổ.

chang duong 25 nam bao ton ton tao phat huy gia tri khu pho co ha noi
Khu phố cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.

ThS.Trần Thị Thúy Lan – Phó trưởng Ban, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết: Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi giai đoạn lịch sử, khu phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ và cũng là nơi hội tụ của cư dân khắp mọi miền. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2004.

Trước đây, chúng ta đã có nhiều nghiên cứu, khẳng định các giá trị của khu phố cổ là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị của Thủ đô. Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với những đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc - với những dấu tích lịch sử mà còn là những giá trị văn hóa tồn tại bên trong từng ngôi nhà, từng gia đình, từng con người thông qua những nét sinh hoạt thường nhật, những hoạt động ẩm thực, lễ hội...

Nhận thức rõ khu vực này có giá trị đặc biệt, Đảng bộ và chính quyền quận Hoàn Kiếm đã xác định công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ là nhiệm vụ trọng tâm toàn bộ hệ thống chính trị và cả cộng đồng.

Tính đến nay, khu phố cổ chứa đựng kho tàng giá trị vật thể với 121 di tích (bao gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng, 8 di tích khác) với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am… Cùng với giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như hoạt động ẩm thực, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống… tất cả đã góp phần tạo dựng nên “dấu ấn Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến”. Vì vậy, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội, hãy cùng nhìn lại những dấu mốc quan trọng trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản phố cổ trong tiến trình phát triển Thăng Long – Hà Nội.

Năm 1998, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội được đổi tên và tổ chức lại từ Ban Quản lý dự án cải tạo thí điểm khu phố cổ - khu phố cũ Hà Nội. Kể từ khi thành lập, Ban Quản lý đã chủ động tích cực phối hợp với các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vật thể, phi vật thể khu phố cổ Hà Nội.

chang duong 25 nam bao ton ton tao phat huy gia tri khu pho co ha noi
Danh sách các di tích được bảo tồn, tu sửa trong những năm qua.

Giai đoạn 1998 – 2007, Ban Quản lý đã tiến hành các dự án bảo tồn tôn tạo tại nhà cổ 87 Mã Mây, đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, nhà cổ 51 Hàng Bạc và trùng tu nhà 69 Mã Mây, 135 Hàng Bạc, 105 Hàng Buồm…

Vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã xã hội hoá 50%, cải tạo toàn bộ hố xí thùng trong khu phố cổ. Đây là thời điểm dân cư tập trung đông, trên 80.000 người (mật độ 1.000 người/ha - cao nhất cả nước). Cũng vào thời điểm này, hệ thống cấp điện, cấp nước, viễn thông được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân, sử dụng hệ thống nước sạch Phần Lan, hệ thống cấp điện được nâng cấp, phát triển hệ thống viễn thông.

Đáng chú ý, năm 2004 UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng và tổ chức tốt hoạt động của tuyến phố đi bộ kết hợp với thương mại Hàng Đào - Hàng Giấy gắn với chợ đêm Đồng Xuân.

Trong giai đoạn 2008 – 2020, quận Hoàn Kiếm đã tập trung cho công tác bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ với 17 đình, đền, chùa, miếu… và chỉnh trang 46 tuyến phố xung quanh hồ Gươm, phụ cận. Sau đó, các dự án đã góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân, cải tạo môi trường cảnh quan, bảo tồn các công trình có giá trị. Các điểm di tích sau khi tu bổ, tôn tạo trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, điểm tổ chức giao lưu văn hóa nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh, tổ chức hội thảo, tọa đàm giới thiệu nghề truyền thống gắn với phố nghề, làng nghề, góp phần phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Phố Sách 19/12, phố bích họa Phùng Hưng, 131 vòm cầu đá nam cầu Long Biên…

chang duong 25 nam bao ton ton tao phat huy gia tri khu pho co ha noi
Khu vực Tạ Hiện – Đào Duy Từ - Lương Ngọc Quyến đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa quen thuộc của giới trẻ.

Không chỉ vậy, quận đã triển khai Đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân trong khu phố cổ”; xây dựng đề án “Nghiên cứu, tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Công tác tuyên truyền về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, nhân dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị. Điển hình là hoạt động văn hóa nghệ thuật, giới thiệu nghề thủ công truyền thống tại đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, đình Kim Ngân 42, 44 Hàng Bạc, Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, Trung tâm thông tin di sản phố cổ 28 Hàng Buồm, Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ 50 Đào Duy Từ. Các hoạt động trên được duy trì thường xuyên và luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Từ khi đi vào hoạt động năm 2015, Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội đã tổ chức trên 70 triển lãm, trưng bày, 25 buổi biểu diễn và 25 cuộc hội thảo, tọa đàm.

Với kết quả đạt được từ tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm đã nghiên cứu và triển khai mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I. Từ đó tạo ra một khu vực không gian văn hóa du lịch mới, là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nét đặc biệt của tuyến phố đi bộ mở rộng là những hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại, những khu vực tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ em... Tính riêng trong giai đoạn 2015 - 2020, đã có hơn 4000 buổi biểu diễn tại không gian đi bộ mở rộng. Không chỉ tổ chức các hoạt động truyền thống, Ban Quản lý và quận Hoàn Kiếm còn chủ động giới thiệu, quảng bá giá trị di sản khu phố cổ Hà Nội với các đối tác nước ngoài và ở nước ngoài. Các hoạt động này đã góp quảng bá hình ảnh, giá trị khu phố cổ Hà Nội ở trong và ngoài nước, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị khu phố cổ Hà Nội, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô nói chung.

Được biết, trong thời gian tới, Ban Quản lý Phố cổ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ để bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị di sản cấp Quốc gia như: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý và các quy hoạch định hướng như quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế kiến trúc; Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉnh trang đô thị, cải tạo chỉnh trang các tuyến phố; Thực hiện có hiệu quả Đề án Giãn dân phố cổ sang khu nhà ở giãn dân (khu đô thị Việt Hưng), hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách để quản lý khai thác đối với các diện tích nhà, đất của các hộ dân đã di chuyển; Đầu tư giải phóng mặt bằng, tu bổ, tôn tạo 100% các công trình di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, bảo tồn các công trình nhà ở có giá trị kiến trúc, cải tạo không gian công cộng trong khu vực; Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản khu phố cổ và lập Quỹ bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội…

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load