Thứ năm 26/12/2024 18:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp giao thông trong nước đã sẵn sàng đảm nhận khối lượng công việc “khổng lồ” từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

18:50 | 19/11/2024

(Xây dựng) - Sáng 19/11/2024, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt" nhằm cùng các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trao đổi, hiến kế, tham vấn vào quá trình hoạch định kế hoạch triển khai dự án.

Các doanh nghiệp giao thông trong nước đã sẵn sàng đảm nhận khối lượng công việc “khổng lồ” từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Toạ đàm tập trung vào những vấn đề trọng yếu xoay quanh dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, được Chính phủ xác định là biểu tượng của giai đoạn phát triển vượt bậc của đất nước. Với định hướng sử dụng vốn đầu tư công làm chủ đạo, dự án mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức, đặt ra những yêu cầu khắt khe về công nghệ, nhân lực và hành lang pháp lý.

Các đại biểu đã chia sẻ quan điểm về khối lượng công việc, cơ hội cũng như những khó khăn liên quan đến dự án mang tính bước ngoặt này.

Cơ hội để nhà thầu trong nước “thay da đổi thịt”

Với tổng mức đầu tư sơ bộ lên tới hơn 67 tỷ USD, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Dự án có tổng chiều dài 1.541km với 60% là kết cấu cầu, 30% kết cấu nền đất, 10% kết cấu hầm sẽ là cơ hội mang lại khối lượng công việc khổng lồ cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam chưa từng triển khai một dự án nào có quy mô và vốn đầu tư lớn như vậy. Đây là một cơ hội "thay da đổi thịt" đối với các nhà thầu trong nước. Dự án không quá khó về mặt công nghệ nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng bởi tính quy mô và độ chính xác cao, đặc biệt với tốc độ 350km/h. Dự án này là "trận địa công nghệ" mà các doanh nghiệp Việt cần học hỏi, tiếp cận những kiến thức tiên tiến nhất để ứng dụng.

"Với năng lực và trình độ hiện nay, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn đủ khả năng đảm đương thi công. Thách thức lớn nhất chỉ nằm ở nguồn nhân lực và kinh nghiệm thực tiễn," ông Hiệp khẳng định.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đánh giá cao sự chuyển mình của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thi công, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác và đầu tư đón đầu.

Chuyên gia này nhận định, doanh nghiệp Việt cần chủ động đầu tư và hợp tác quốc tế để đón đầu công nghệ. Ông Kiên nhấn mạnh các lĩnh vực thi công đường sắt như hệ thống cấp điện cho đầu máy, toa xe, hay công nghệ đặt ray đều là những thách thức lớn.

Nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải. Theo ông Kiên, may mắn là các trường đại học, đã bắt đầu đổi mới chương trình đào tạo, mở thêm các ngành học mới liên quan đến đường sắt tốc độ cao. "Nếu không tự đầu tư và liên kết, doanh nghiệp Việt có nguy cơ 'thua trên sân nhà", ông Kiên nhấn mạnh.

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng?

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả nhận định, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ mang đến cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về công nghệ và kỹ thuật. Tập đoàn Đèo Cả đã sớm triển khai chiến lược cụ thể để sẵn sàng tham gia dự án, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên biệt và phát triển các giải pháp công nghệ nội địa hóa.

Các doanh nghiệp giao thông trong nước đã sẵn sàng đảm nhận khối lượng công việc “khổng lồ” từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả.

Về nhân lực, Đèo Cả đã phân tách rõ các cấp độ, từ kỹ sư đến công nhân. Tập đoàn đã hợp tác với các đơn vị đào tạo và khai giảng hai khóa đào tạo đường sắt cho 200 kỹ sư. Song song đó, các trung tâm huấn luyện thực hành tại công trường được thành lập nhằm đào tạo lực lượng lao động phổ thông gắn bó lâu dài với các dự án lớn.

Tại các dự án đường bộ hiện tại, Đèo Cả cũng đã thành lập trung tâm huấn luyện thực hành nhằm nâng cao kỹ năng cho công nhân, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi thi công đường sắt tốc độ cao. Các nội dung đào tạo bao gồm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, và các kỹ thuật hiện trường tiên tiến.

Ở khía cạnh công nghệ, Đèo Cả đã tiến hành các chuyến công tác tại Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để tham quan, nghiên cứu và mời gọi các đơn vị quốc tế hợp tác. Tập đoàn cũng chủ động tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số, đồng thời hướng tới tham gia sản xuất đầu máy, toa xe nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa theo chiến lược của Chính phủ.

“Chúng tôi có thế mạnh về nguồn lực con người, tài chính, đang nghiên cứu tìm hiểu các đơn vị quốc tế có kinh nghiệm, uy tín về công nghệ đường sắt để hợp tác, hướng tới nội địa hóa hoạt động sản xuất phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao”, ông Nguyễn Quang Huy nói.

Ông Văn Hồng Tuân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Cienco4 cho biết doanh nghiệp đang tích cực chuẩn bị nguồn lực về nhân sự, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác. Tuy nhiên, ông thẳng thắn chia sẻ rằng dù sở hữu lực lượng nhân sự khá đông đảo, công ty vẫn đối mặt với nhiều hạn chế, đặc biệt là sự thiếu hụt đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề.

“Mong rằng cơ quan quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, qua đó nâng tầm năng lực và vị thế của mình”, ông Tuân bày tỏ.

Cần cơ chế đặc thù

Về hành lang pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ, hiện nay, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang trình đang có 19 nhóm cơ chế đặc thù, đặc biệt bao gồm nhiều cơ chế đã áp dụng với các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Để dự án đạt hiệu quả, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và ban hành tiêu chuẩn quốc gia là rất quan trọng. Các cơ chế đặc thù đã áp dụng trong các dự án đường bộ cao tốc cần được rà soát, điều chỉnh để phù hợp với thực tế, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và cấp phép mỏ vật liệu. Điều này sẽ giúp giảm thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tự tin đầu tư công nghệ và nhân lực.

Đối với các dự án có quy mô lớn, ông Nguyễn Quang Huy đề xuất ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước có năng lực quản trị, đã có những sản phẩm cụ thể tổ chức dẫn dắt, kết nối, đào tạo cho các doanh nghiệp khác và ưu tiên đối với các doanh nghiệp địa phương nơi có dự án đi qua.

“Chúng tôi kiến nghị việc tổ chức thực hiện tách thành hai hợp phần: Hợp phần 1 bao gồm các hạng mục cầu, đường, hầm cần giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện theo hình thức chỉ định thầu tương tự các dự án đường bộ cao tốc vừa qua; Hợp phần 2 bao gồm phần đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu,… giao cho doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài để chủ động tiếp cận công nghệ mới cùng các đối tác quốc tế, dần tiến tới chuyển giao và làm chủ công nghệ từ thi công đến quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng thường xuyên”, ông Huy nói.

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cho rằng: “Đường sắt tốc độ cao là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện năng lực, nhưng cần sự đồng lòng và liên kết chặt chẽ. Việc xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tự tin đầu tư công nghệ và nhân lực.”

Các nhà thầu Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có khi tham gia dự án đường sắt tốc độ cao - công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là những thách thức lớn về cơ chế, công nghệ và nguồn nhân lực. Để vượt qua những trở ngại này, không chỉ cần sự nỗ lực tự thân của từng doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi sự đồng lòng giữa các đơn vị tham gia, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan quản lý. Đây cũng là cơ hội để nâng tầm năng lực và vị thế của các doanh nghiệp Việt trên bản đồ quốc tế.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đang được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8.

Theo phương án được đề xuất, dự án đường sát tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi). Điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm). Tốc độ thiết kế 350km.

Trên toàn tuyến được đề xuất bố trí 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, đáp ứng công năng vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Phương Nghi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắt nhịp cùng đầu tư công, Tracodi kỳ vọng phát triển đột phá

    (Xây dựng) - Với sự chuẩn bị toàn diện cùng định hướng phát triển dài hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (HoSE: TCD), thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng các cơ hội này góp phần vào việc xây dựng hạ tầng quốc gia, đồng thời tăng tốc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

    21:30 | 24/12/2024
  • Hà Nội: Công ty Giao thông 18 liên tiếp được “xướng tên” trúng thầu tại huyện Phú Xuyên

    (Xây dựng) - Theo dữ liệu đấu thầu, riêng trong tháng 12/2024, Công ty Cổ phần công trình Giao thông 18 (Công ty Giao thông 18) liên tiếp trúng 3 gói thầu tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), tổng trị giá gần 45 tỷ đồng. Trước đó, nhà thầu này cũng từng trúng thêm hai gói thầu khác tại huyện Phú Xuyên trị giá cả trăm tỷ đồng với chung “kịch bản” không có đối thủ cạnh tranh.

    11:56 | 24/12/2024
  • YLY Boutique: Startup tiên phong biến tài sản nhàn rỗi thành cơ hội đầu tư triệu đô

    (Xây dựng) – Vừa qua, sự kiện ra mắt chính thức của dự án Hệ sinh thái nuôi dưỡng tình yêu: Chuỗi khách sạn YLY Boutique và ứng dụng YLY app thu hút sự tham gia đông đảo của các chủ khách sạn, chủ tài sản, nhà đầu tư và đối tác doanh nghiệp. Dự án này đang tạo nên làn sóng mới trong ngành Bất động sản, mang đến cơ hội đầu tư bền vững và lợi nhuận vượt trội.

    09:11 | 24/12/2024
  • Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời tại Điện Biên

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Panasonic Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hai huyện Tủa Chùa và Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, chương trình năm nay có sự đồng hành của 19 bạn trẻ tình nguyện viên đến từ nhiều nơi trên cả nước tham gia đóng góp cho cộng đồng địa phương vì sức khỏe của người dân và sự phát triển bền vững của Việt Nam.

    09:09 | 24/12/2024
  • Quảng Ninh: Than Mạo Khê vững bước vào năm kế hoạch mới

    (Xây dựng) - Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng với sự đoàn kết, chung sức chung lòng của tập thể người lao động, Công ty than Mạo Khê phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Hiện tại Công ty đã và đang chuẩn bị hành trang bước vào kế hoạch năm 2025, với sự đầu tư cho con người và công nghệ thay sức người đạt năng suất cao, an toàn trong sản xuất.

    10:31 | 22/12/2024
  • Thành phố Quảng Ngãi: Đề nghị cấm thầu Công ty TNHH Dũng Thành

    (Xây dựng) - Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ dự thầu, Công ty TNHH Dũng Thành ở Quảng Ngãi bị đề nghị cấm thầu 4 năm.

    09:12 | 22/12/2024
  • Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Tại gian trưng bày thuộc khu công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đem đến hệ thống mô phỏng bắn súng trong không gian 3D. Trong môi trường giả lập, người tham gia sẽ sử dụng súng thật, được hướng dẫn cách cầm súng, ngắm bắn vào bia.

    08:55 | 22/12/2024
  • Hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao Viettel tại Hòa Lạc

    (Xây dựng) - Ngày 18/12, tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố hoàn thành xây dựng tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao trên diện tích 9,1ha. Công trình hoàn thành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

    22:14 | 21/12/2024
  • Viettel mở rộng thị trường xuất khẩu cáp quang sang Bắc Mỹ và châu Âu

    (Xây dựng) - Chiều 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) và Network Cable Co., LTD (NWC) – Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác và hợp đồng khung, cam kết đồng hành phát triển trong lĩnh vực cáp quang và phụ kiện viễn thông.

    15:33 | 21/12/2024
  • Viettel hợp tác xây dựng mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) – Pháp và 3 Points Aviation – Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ.

    11:09 | 21/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load