Thứ hai 27/01/2025 23:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bún chả Hà Nội

10:34 | 02/07/2020

(Xây dựng) - Bún chả có lẽ là món ăn duy nhất ở Hà Nội tồn tại vượt qua cả những ngày đói khổ. Những năm chiến tranh bao cấp, hàng phở hàng bánh cuốn hàng cháo hầu như đóng cửa vì vi phạm đến chính sách lương thực. Riêng bún chả vẫn còn. Dĩ nhiên bún là do Nhà nước sản xuất. Có thể mang gạo đi đổi ở các tổ phục vụ trong phố.

bun cha ha noi
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Hàng bún chả thường gọn nhẹ cắp nách. Đồ nghề chỉ có dăm chiếc mẹt tre, vài chiếc bát nhỏ đựng nước chấm dưa góp. Một hộp than hoa, mấy cái xiên thịt và vỉ nướng lưới mắt cáo. Chiếc quạt nan chẳng bao giờ lành lặn. Vài chiếc ghế con giắt vào quang gánh. Đuổi đâu chạy đấy. Mất đồ nghề mai lại sắm dễ dàng.

Người Hà Nội bấy giờ ăn bún chả ở khu vực chợ Đồng Xuân, dốc Hàng Khoai, dốc Hàng Than. Chỉ vào lúc gần trưa mới có. Bún lá nhỏ và mỏng như lưỡi mèo sắp ra mẹt lót lá chuối xanh. Rau sống rau thơm bày vào một góc mẹt. Xiên chả miếng nướng thơm lừng tuốt vào bát nước chấm dưa góp su hào cà rốt. Chả băm nướng vỉ thả thêm vào vài viên. Ngồi lom khom trên những chiếc ghế con bằng gỗ. Vỉa hè là bàn. Mẹt bún đặt ngay xuống đất. Xuýt xoa ớt tỏi cay xè. Nhấm nháp từng lá bún với chả và rau sống. Không mấy người đủ tiền ăn đến no. Chỉ là quà lỡ bữa. Và đó là món ăn để mời người yêu thì tuyệt đối an toàn tránh lãng phí. Các cô ấy ăn uống rất nhỏ nhẻ nhưng cũng chẳng bao giờ để thừa một miếng dưa góp nào. Vừa ăn vừa nghe chương trình ca nhạc trên đài truyền thanh Hà Nội. Những bài hát náo nức trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc sống tươi đẹp đến thế là cùng.

Nhà đông con không bao giờ có đủ tiền cho bọn trẻ đi ăn bún ngoài đường. Nhà nào cũng phải có cái vỉ quạt chả. Dồn tem phiếu thịt vào một ngày Chủ nhật đẹp trời. Mua thịt dọi làm chả. Sang hơn nữa thì lên chợ Hàng Bè, Đồng Xuân mua thêm con cua gạch làm mấy cái nem rán. Sai trẻ con vác rá gạo đi đổi bún. Thế là có một bữa ăn no bún chả cả nhà. Cũng vài tháng mới ăn một lần cho đỡ vã. Bún chả là món ăn hơi ầm ĩ khó giấu bởi mùi thơm. Thứ mùi không hợp với tình hình tem phiếu của dân thường.

Sau chiến tranh, đã có thời bún chả lên ngôi. Đó là món ăn vừa với túi tiền công chức. Khắp trên những con phố cổ Hàng Mành, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Đồng Xuân, Hàng Lược, Phố Huế, Nguyễn Khuyến, Mai Hắc Đế đều có hàng bún chả. Dễ nhận biết từ xa bằng nghi ngút khói. Ăn trong nhà. Bàn ghế bát đũa quy mô hơn trước. Có thêm món nem cua bể rán. Lúc nào cũng ngùn ngụt khách từ gần trưa cho đến tận tối. Người Hà Nội chẳng hiểu sao không dùng bún chả cho bữa sáng. Chẳng bao giờ có hàng ăn sáng bán bún chả. Ở nhà cũng không. Đó có lẽ chính là nét đặc sắc ẩm thực kinh kỳ. Không phải ở món ăn mà là ở lúc ăn.

Giờ thì cũng không còn nhiều hàng bún chả như trước nữa. Những hàng còn tồn tại được phải có những kỹ thuật bí truyền đặc sắc. Cũng chỉ bán một chốc buổi trưa là vừa đủ. Mở hàng đến tối cũng không có ai vào. Một điều vô cùng khó hiểu về ẩm thực Hà Nội. Người ta ăn uống hình như theo một phong trào bí mật nào đó. Bùng phát lên một dạo rồi tắt ngấm. Bây giờ tìm được hàng bán nước sen dừa và chè đỗ đen đá còn khó hơn tìm mua nấm linh chi và sừng tê giác. Thịt chó Nhật Tân đã tan tác từ lâu. Bò tùng xẻo, lẩu dê và ốc Hồ Tây cũng ít ai ngó ngàng tới dù mới chỉ vài năm trước thôi còn là những món ăn được quan tâm nhiều nhất. May mà bún chả…

Đỗ Phấn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nam Định tăng cường công tác quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025, nhất là Lễ hội khai Ấn đền Trần, Lễ hội chợ Viềng Xuân sẽ thu hút đông đảo du khách thập phương, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Để đảm bảo các Lễ hội được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định và nghi lễ truyền thống, phong tục, tập quán địa phương, UBND tỉnh Nam Định ban hành Văn bản số 46/UBND-VP7 về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội.

  • Từ trời Âu, nặng lòng nhớ Tết

    (Xây dựng) - Kìa, tuyết lại rơi! Tuyết rơi trắng trời. Trận tuyết khắc nghiệt thứ mấy, hay thứ mười mấy kể từ đầu Giêng rồi nhỉ? Mùa Đông dai dẳng gieo tuyết lạnh lấp kín lối mòn, phủ giá rét đóng băng mặt hồ rồi lại thốc từng cơn gió buốt vào lòng người tê tái. Nỗi nhớ nhà, nhớ Tết vùi đầu ngủ sâu bỗng trằn trọc trở mình. Ai đó hãy nói với tôi, về nhà đón Tết thôi…

  • Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

  • Chuyện làm du lịch của bản Thái Hải

    (Xây dựng) - Bản làng Thái Hải ở xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công nhận là 1 trong 32 điểm đến trên toàn cầu, là “Làng du lịch tốt nhất năm 2022”. Du khách trong nước và quốc tế khi đến đây sẽ được trực tiếp hòa mình trải nghiệm giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày và cảm nhận sâu sắc sự an yên, thư thái trong khung cảnh thiên nhiên trong lành, xanh mướt.

  • Hà Nội Leng Keng tàu điện

    (Xây dựng) - Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, hai nhà thơ Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói một câu tuyệt vời ý nghĩa về thời đại. Đó là “chỉ một chiếc tàu thủy thôi, chẳng hạn, cũng mang theo nó bóng dáng của một nền công nghiệp”. Đúng vậy, qua hàng ngàn năm của đêm trường phong kiến, tuyệt đại đa số người bình dân Việt Nam đều di chuyển bằng đôi chân trần của mình. Chỉ quan to mới được đi kiệu, người giàu hay người có địa vị trong xã hội mới có phương tiện khác để di chuyển như cưỡi ngựa, ngồi xe do ngựa kéo hay ngồi trên võng, trên thuyền...

  • Hoài niệm từ ca khúc “Cuối thu”

    (Xây dựng) - Cuối thu, một ca khúc trữ tình, dễ nghe, dễ cảm, dễ đồng điệu với những trái tim nghệ sĩ. Tôi còn trở đi trở lại với ca khúc này trong những đêm thu, đêm mưa buồn, để cho lời ca điệu nhạc nâng đỡ tâm hồn mình, cũng là để yêu người yêu đời hơn.

Xem thêm
  • Ngọc Chiến vào xuân

    (Xây dựng) - Thời khắc đất trời bắt đầu vòng quay mới, sắc xuân rực rỡ, vui tươi rộn rã khắp bản làng, hơi ấm rạo rực, len lỏi từng căn bếp nhỏ, sưởi ấm lòng người, cũng là lúc bản vùng cao đón Tết.

    22:20 | 26/01/2025
  • Mai Châu – Vòng xòe rộng mãi

    (Xây dựng) - Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến Hòa Bình, nhưng là lần đầu đến huyện Mai Châu. Xe băng qua dốc Cun, đèo Thung Nhuối quanh co, hiểm trở, chúng tôi được ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ núi đồi Mai Châu với thung lũng ngút ngàn xanh của đồng ruộng, xa xa thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình bên dãy núi phủ kín chân mây.

    18:15 | 26/01/2025
  • Dự thảo Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

    13:56 | 26/01/2025
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Di sản Thành nhà Hồ

    (Xây dựng) - Ngoài miễn vé tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào đón năm mới.

    13:25 | 26/01/2025
  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

    09:33 | 26/01/2025
  • Đề xuất quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.

    07:51 | 26/01/2025
  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

    21:18 | 25/01/2025
  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

    14:19 | 25/01/2025
  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

    13:53 | 25/01/2025
  • Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.

    13:33 | 25/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load