Thứ ba 05/11/2024 07:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Bộ Xây dựng thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch

18:56 | 19/11/2019

(Xây dựng) – Sau sự cố nước sông Đà bị nhiễm dầu thải, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương kiểm tra các nhà máy nước sạch trong cả nước. Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Xây dựng đã có Quyết định ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trên cả nước.

bo xay dung thuc hien kiem tra tinh hinh hoat dong cua cac nha may nuoc sach
Khu vực dẫn nước của nhà máy nước sạch sông Đà, Ảnh: Tô Thế.

Theo Kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-BXD ngày 23/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng), Bộ Xây dựng sẽ lập đoàn kiểm tra hoạt động của các nhà máy nước sạch. Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước; Quản lý; kiểm soát nguồn nước; Kiểm soát, quản lý quy trình sản xuất nước; Kiểm soát, quản lý hệ thống phân phối nước.

Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn làm Trưởng đoàn, sẽ làm việc tại 15 tỉnh, thành từ 20/11 đến hết 19/12, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cần Thơ, Cà Mau.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tự kiểm tra theo thẩm quyền. Lập báo cáo, bao gồm một số nội dung như: Tổng quan về tình hình cấp nước tại địa phương (các đơn vị cấp nước, công trình cấp nước, quy mô công suất, các chỉ tiêu về cấp nước theo các định hướng, chương trình...);

Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về quản lý và phát triển cấp nước tại địa phương (như tình hình thực hiện ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với doanh nghiệp cấp nước; phân vùng cấp nước và phê duyệt kế hoạch cấp nước hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp cấp nước; kiểm soát hợp đồng bán buôn nước sạch, việc quản lý cấp nước tại khu đô thị, chung cư; việc chuyển nhượng, mua bán cổ phần phân phối doanh nghiệp cấp nước...); các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện;

Tình hình xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn về quản lý và phát triển cấp nước tại dịa phương; Việc thành lập, kiện toàn và hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát thất thu nước sạch. Công tác lập và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn;

Tình hình thực hiện chủ trương xã hội hóa về cấp nước tại địa phương. Công tác phối hợp liên ngành và đối tác trong quản lý và phát triển cấp nước;

Công tác quản lý nguồn nước và bảo vệ nguồn nước tại địa phương; Công tác quản lý, kiểm soát chất lượng nước;

Khó khăn, bất cập về quản lý và phát triển cấp nước (các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của các Sở, ban ngành liên quan đối với những tổn tại, bất cập). Từ đó đề xuất giải pháp (trước mắt và lâu dài) về quản lý và phát triển cấp nước tại địa phương.

Báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30/11/2019.

Các đơn vị cấp nước tự kiểm tra. Lập báo cáo bao gồm một số nội dung như: Mô hình quản lý hoạt động của công ty, tỷ lệ góp vốn cổ phần, lộ trình thoát vốn nhà nước; Nguồn nước, công suất nhà máy nước, công nghệ xử lý nước, các ứng dụng công nghệ, thiết bị đo kiểm soát, quản lý vận hành hệ thống cấp nước; Tổng công suất cấp nước, phạm vi cung cấp nước được giao, tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch theo địa bàn, tỷ lệ lượng nước cung cấp cho sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch; Thông tin về mạng lưới đường ống cắp nước cấp I và cấp II, mạng phân phối (vật liệu, chiều dài, thời gian sử dụng, sự cố vỡ ống, rò rỉ...).

Giá nước sạch bình quân và cho các đối tượng tiêu thụ; lộ trình điều chỉnh giá nước; các thông tin liên quan đến phương án giá nước sạch; Thực hiên lập và triển khai hành lang bao vệ nguồn nước, công tác bảo vệ, kiểm soát nguồn nước; thiết bị quan trắc, cảnh báo sớm chất lượng nguồn nước;

Công tác triển khai phối hợp với các cơ quan đơn vị trên địa bàn về bảo vệ, xử lý vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước; bảo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước; Các giải pháp dự phòng và phát triển nguồn nước khai thác lâu dài.

Báo cáo gửi về Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị cấp nước hoạt động và Bộ Xây dựng trước ngày 20/11/2019.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load