Thứ sáu 27/12/2024 06:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng: "Muốn phát triển nhanh, bền vững - Hà Nội phải dựa vào dân"

09:10 | 11/02/2024
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

LTS: Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng xung quanh câu chuyện phát triển Thủ đô Hà Nội nhân dịp đầu Xuân mới.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Thưa Bí thư, là người đứng đầu Thủ đô với dân số hơn 8,4 triệu người, ông gặp áp lực gì nhất và ưu tiên gì nhất cho phát triển?

Chăm lo cải thiện đời sống của người dân luôn là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất trong mọi chủ trương, chính sách phát triển để mọi người đều trở nên khá giả, không ai bị bỏ lại phía sau. Cả người giàu và người nghèo đều được tạo động lực, cơ hội để phát triển, từ đó đóng góp cho Hà Nội.

Để đạt mục tiêu đó, Hà Nội tập trung vào nhiều lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm ô nhiễm môi trường… để vừa cải thiện cuộc sống của người dân, vừa khơi thông nguồn lực trong dân.

Khi có chính sách tốt, thể chế thân thiện thì người dân mới yên tâm làm ăn, buôn bán và đóng góp cho Thành phố.

Điều này thể hiện rất rõ ở mức tăng GRDP của Hà Nội là 6,27% năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này tuy chưa đạt mục tiêu nhưng cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 5,05%. Thu nhập của người dân Thủ đô tiếp cục được cải thiện - bình quân 150 triệu đồng/người/năm.

Hai năm nay, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu nội địa, đó là nguồn thu phản ánh nội lực của nền kinh tế. Năm 2022, tổng thu ngân sách đạt 332.089 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa mức 302.917 tỷ đồng, cao nhất cả nước. Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước vượt trên 410.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa trên 380.000 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu cả nước trong hai năm liên tiếp.

Những con số này thể hiện sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp và người dân. Dựa vào dân mới phát triển nhanh và bền vững chứ không phải bán đất hay dựa vào tài sản công.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Hà Nội được mệnh danh là thủ đô “ngàn năm văn hiến”. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã quan tâm phát triển không gian văn hoá nghệ thuật thế nào, thưa ông?

Thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về phát triển văn hóa, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, cũng như các lĩnh vực y tế và giáo dục.

Đến nay, hơn 1.000 công trình, dự án thuộc ba lĩnh vực trên đã được hoàn thành, tạo sức bật mới cho du lịch, dịch vụ. Chúng tôi quyết tâm tái hiện Điện Kính Thiên trong Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, triển khai xây dựng Đền thờ Ngô Quyền...

Hà Nội đã tổ chức hàng ngàn cuộc biểu diễn nghệ thuật trong năm vừa rồi. Hà Nội còn thu hút các nghệ sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn, tạo ra các lễ hội âm nhạc đẳng cấp đủ sức hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, người dân lại thân thiện nên chỉ cần có cơ chế khuyến khích, chuyển đổi cách làm là tạo ra nguồn lực rất lớn thu hút khách du lịch.

Tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng vượt lên mức hơn 65% trong cơ cấu kinh tế; tăng trưởng ngành dịch vụ là 7,26% năm 2023 so với năm trước. Du lịch Hà Nội có sự phục hồi mạnh mẽ, đạt tổng số 24 triệu lượt khách, trong đó có 4 triệu khách quốc tế, tăng 27% so với năm 2022, đem lại tổng thu hơn 87.000 tỷ đồng.

Có thể nói, chưa khi nào văn hóa, sáng tạo và dịch vụ được khơi dậy mạnh mẽ như vậy, trở thành động lực cho đời sống kinh tế Thủ đô. Thủ đô luôn đông vui, tấp nập. Thu nhập từ nguồn này không thể cao vọt lên, nhưng nó phục vụ đời sống thật của dân.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Việc xây dựng Vành đai 4 khá thuận lợi; nhiều người dân đã chủ động di dời cây trồng, vật nuôi, nhà cửa của họ cho dự án. Vì sao Hà Nội lại làm được như vậy khi giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó khăn nhất?

Nhân dân nhiệt tình ủng hộ Đường vành đai 4 vì tuyến đường hợp lòng dân. Chính sách tái định cư cho dân là cực kỳ quan trọng. Hà Nội nỗ lực làm các khu tái định cư đồng bộ để bà con có nơi ở mới tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nơi ở cũ. Nếu chưa có khu tái định cư, thì có chính sách hỗ trợ tạm cư. Chính quyền đã hứa với dân điều gì thì phải làm bằng được chứ không được nói xong rồi để đó.

Tôi đã nhiều lần đi dọc toàn tuyến đường, những lần đó luôn có các Phó Chủ tịch Ủy ban phụ trách quy hoạch, đất đai đi cùng để xử lý ngay những vấn đề tồn tại hay phát sinh. Có lần phải lấy đất ở huyện Thanh Oai để tái định cư cho người dân ở Hà Đông, nhưng lãnh đạo huyện chần chừ, phần vì muốn để đất đó lại để bán đấu giá, phần vì sợ sai. Tôi xuống giải quyết nên việc này xong rồi.

Đến nay, cả ba địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 93% diện tích của dự án, trong đó Hà Nội giải phóng được 96% diện tích thuộc Hà Nội. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 31-3-2024.

Trên toàn tuyến đường song hành, Hà Nội đã tổ chức 32 mũi thi công; Bắc Ninh, Hưng Yên cũng sẽ triển khai các mũi thi công trên toàn tuyến trong quý I-2024. Với tiến độ như vậy, đường song hành Vành đai 4 dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2025.

Chúng tôi cũng tập trung tháo gỡ vấn đề khó khăn về vật liệu đất, cát phục vụ thi công, hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh cũng đang rất nỗ lực. Tuy nhiên, với các thủ tục liên quan đến dự án thành phần PPP thì vẫn rất cần sự hỗ trợ, đẩy nhanh của các bộ, ngành trung ương.

Tôi xin chia sẻ điều này. Đông đảo nhân dân ở Hà Tây cũ và Sóc Sơn có tâm tư là khu vực họ ở không phát triển nhanh được là do thiếu hạ tầng và ít được quan tâm. Tôi luôn nói với cán bộ là Hà Nội cần phát triển nhanh, bền vững nhưng phải công bằng và cân bằng.

Đường vành đai 4 giúp giải tỏa tâm tư của bà con, kết nối được những di tích lịch sử, văn hóa đa dạng, giàu có ở đây và phát huy các tiềm năng kinh tế còn rất nhiều. Nhân dân vì thế rất ủng hộ cho dự án. Họ thấy quyền lợi của mình trong đó.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Các dự án đường vành đai ở Hà Nội trong mấy chục năm qua thường không hoàn chỉnh, vừa gây bức xúc kéo dài, vừa lãng phí nguồn lực khổng lồ để xử lý sau này. Với đường Vành đai 4, Bí thư sẽ có cách tiếp cận thế nào?

Tuyến đường này đi qua 3 tỉnh, rộng 90-120m và dài 112km, trong đó gần 59 km thuộc địa bàn Hà Nội. Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư cho đoạn ở Hà Nội vào khoảng hơn 11.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, 1 km đường vành đai 1 mất 7.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và 600 tỷ đồng để làm đường. Còn ở đường vành đai 2,5 đoạn từ Ngã Tư Sở nối Đầm Hồng dài hơn 1 km cũng mất 2.500 tỷ đồng. Chi phí khổng lồ như vậy thì ngân sách nào chịu nổi, càng để lâu, càng đắt đỏ.

Rút kinh nghiệm, công tác giải phóng mặt bằng cho Đường vành đai 4 phải làm trước và đồng bộ ngay từ đầu, song song với công tác tái định cư.

Vấn đề rất quan trọng là quản lý quỹ đất hàng nghìn ha 2 bên đường như thế nào? Bao nhiêu sẽ làm khu đô thị, khu dịch vụ và khu công nghiệp sẽ phải tính toán, quy hoạch. Làm xong sẽ kêu gọi đầu tư, đấu thầu, đấu giá công khai, minh bạch thì Hà Nội sẽ có thêm không gian và nguồn lực rất lớn cho phát triển.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Ông hình dung như thế nào về diện mạo Thủ đô tới đây?

Nội đô Hà Nội đã phát triển đến ngưỡng rồi và Thành phố sẽ phát triển ra khu vực phía Tây và phía Bắc để vừa giãn dân ra, vừa tạo động lực phát triển mới.

Cùng với 5 trục phát triển, Hà Nội kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc là thành phố Bắc sông Hồng bao gồm Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và thành phố phía Tây bao gồm Hòa Lạc và Xuân Mai.

Ở thành phố Bắc sông Hồng, huyện Đông Anh đã hội đủ các điều kiện cần thiết để trở thành quận. Hiện nay, nhiều dự án lớn ở khu vực này đang được triển khai. Đây sẽ là thành phố có chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế quốc gia gắn với trục động lực phát triển Nhật Tân - Nội Bài. Tính chất, chức năng chính của thành phố Bắc sông Hồng là đô thị thông minh.

Vừa qua Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã bàn giao cho Hà Nội quản lý khai thác Khu công nghệ cao Hòa Lạc, chính là tạo điều kiện để thành phố thực hiện kế hoạch phát triển thành phố phía Tây.

Với quy mô lớn và khả năng trở thành hạt nhân của đổi mới sáng tạo, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là hạt nhân của thành phố phía Tây. Khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, chúng ta có thêm cơ chế để đưa các trường đại học, học viện về đây thì thành phố phía Tây sẽ sớm hình thành...

Tập trung xây dựng 2 thành phố này, Hà Nội sẽ tạo ra những cực tăng trưởng mới, vực dậy các vùng khó khăn xung quanh, thực hiện được chủ trương phát triển đồng đều và quan trọng là kéo giãn mật độ dân số vùng lõi Thủ đô...

Song song với phát triển đô thị, chúng ta sẽ quy hoạch làm rõ nét hơn nữa định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống người dân...

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Để thực hiện được các kế hoạch đó thì cần xây dựng thêm nhiều dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học,… Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển các dự án nào, thưa ông?

Chủ trương chung của thành phố nhiệm kỳ này là cố gắng khép kín các đường Vành đai. Đường Vành đai 1, Vành đai 2 cơ bản đã xong, Vành đai 3 còn một đoạn 14km bên huyện Đông Anh thì thành phố quyết định làm nốt bằng tiền ngân sách. Đường Vành đai 4 thì đang được triển khai quyết liệt.

Các tuyến đường cửa ngõ vào Thủ đô cũng phải được cải thiện. Thành phố đã quyết định đầu tư đoạn từ Hà Đông đi Xuân Mai làm rộng như đoạn Nguyễn Trãi, đoạn từ cuối Đại lộ Thăng Long đi lên cao tốc Hà Nội - Hòa Bình cũng được làm to rộng như thế. Ở khu vực phía Nam, chúng ta sẽ làm tiếp đoạn từ Hà Đông, qua Thanh Trì...

Bên cạnh đó, Hà Nội đang tập trung tiến hành các thủ tục để sớm đầu tư xây dựng những cầu vượt sông Hồng, tăng cường hạ tầng kết nối quan trọng như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Thượng Cát... Hà Nội cũng đang phối hợp với các địa phương để sớm triển khai xây dựng 3 cầu vượt sông Hồng và sông Đuống trên đường Vành đai 4, gồm cầu Mễ Sở, Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng vượt sông Đuống. Đây là 3 cây cầu có ý nghĩa quan trọng để kết nối liên thông và đưa vào vận hành khai thác cùng với đường song hành Vành đai 4.

Tuy nhiên, ba cầu này có tiến độ chậm do mô hình đầu tư PPP. Thành phố đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện những dự án này như dự án đầu tư công thông thường để rút ngắn tiến độ.

Ở góc độ giao thông công cộng, Hà Nội đã thống nhất phải phát triển hệ thống giao thông công cộng thật tốt gắn với xây dựng 2 thành phố trực thuộc thì mới có thể giải nén đô thị.

Hà Nội đang tập trung chuẩn bị các dự án đường sắt đô thị ngay từ bây giờ để có hồ sơ sẵn sàng kịp xem xét, quyết định năm 2026. Nếu đến lúc đó mới quyết định danh mục thì phải mất thêm 3 - 5 năm sau mới có dự án để triển khai, sẽ rất lâu.

Trước mắt, năm 2024, thành phố đang chỉ đạo đưa vào vận hành trước đoạn đường sắt trên cao từ Nhổn về đến Kim Mã. Đoạn ngầm từ Kim Mã về Ga Hà Nội đã được tháo gỡ vướng mắc, tới đây sẽ tập trung triển khai.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ được đầu tư để nối tiếp lên đến Xuân Mai. Tuyến đường sắt thứ ba mà thành phố sẽ tập trung chỉ đạo triển khai sớm là tuyến Văn Cao - Hòa Lạc mà nếu làm được sớm ngày nào sẽ tạo động lực thúc đẩy phía Tây thành phố ngày đó. Ngoài ra còn một tuyến nữa cũng rất quan trọng, là tuyến từ sân bay Nội Bài đi về trung tâm thành phố cũng sẽ được ưu tiên triển khai sớm.

Thành phố sẽ quy hoạch 10 tuyến đường sắt đô thị, không chỉ để kết nối các khu vực trong Hà Nội mà còn kết nối Hà Nội với các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam. Tới đây, nội dung này sẽ được bổ sung, cập nhật vào các quy hoạch...

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Quốc hội đang xem xét, sửa đổi dự án Luật Thủ đô. Thưa Bí thư, Hà Nội cần gì nhất trong đó?

Trong quá trình thảo luận, tôi luôn nói với Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là Hà Nội không xin tiền, không xin ngân sách vì phải công bằng với các địa phương khác. Hà Nội chỉ xin cơ chế, chính sách vượt trội và xin được tăng quyền, trao quyền. Lấy ví dụ, Vành đai 3 hay đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình đều bị bỏ dở đấy vì thiếu cơ chế, thiếu phân cấp, phân quyền cho Thủ đô.

Theo dự án luật, Hà Nội được bội chi 150% ngân sách, được quyết định dự án đầu tư công đến 20.000 tỷ đồng. Vấn đề ở chỗ, ví dụ, Hà Nội cần làm 10 tuyến đường sắt đô thị, mà nếu không được tự quyết để dẫn đến tình trạng nay vay của đối tác này, mai vay của đối tác khác thì làm sao các tuyến này đồng bộ và tương thích về kỹ thuật, công nghệ với nhau được!

Trong khi đó, rất nhiều các lĩnh vực ở Hà Nội như phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm, di dời cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô cần phải có khung thể chế khác để xử lý, giải quyết. Và tất nhiên, còn nhiều lĩnh vực khác phải có khung thể chế để đưa Thủ đô phát triển vượt lên, là động lực cho các địa phương khác nữa.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng:

Theo Tư Giang - Lan Anh/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

Xem thêm
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

    09:05 | 26/07/2024
  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

    08:57 | 23/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load