Thứ tư 21/08/2024 19:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Từ khu công nghiệp đầu tiên đến đô thị xanh, hiện đại

Bài 4: Phát triển đô thị xanh, bền vững ven sông Đồng Nai

22:16 | 19/08/2024

(Xây dựng) - Không phải đến bây giờ mà từ năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã có Công văn số 3860-CV/TU về di dời, xây dựng mới Khu Trung tâm hành chính của tỉnh đến xã Tam Phước, huyện Long Thành (nay là phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa) nhưng nhà đầu tư không mặn mà, hạ tầng kỹ thuật chưa có, khu dân cư tự phát “mọc lên như nấm” nên việc “dời đô” dừng lại. Hiện quy hoạch đã thay đổi với điểm nhấn là Khu Trung tâm chính trị - hành chính mới khoảng 44ha (nằm trong KCN Biên Hòa 1), tạo nên sự hài hòa giữa các công trình kiến trúc với cảnh quan sông nước, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng 4.0.

Bài 4: Phát triển đô thị xanh, bền vững ven sông Đồng Nai
KCN Biên Hòa 1 nhìn từ trên cao và Trụ sở Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII được xây dựng ven sông Đồng Nai, đoạn gần cầu An Hảo. (Ảnh: Ly An)

Thay đổi quy hoạch

Trở lại câu chuyện của chúng tôi với nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai Mai Sông Bé, ông cho rằng, KCN Biên Hòa 1 có tuổi đời hơn 50 năm, nay đã “hoàn thành sứ mệnh” của mình, lịch sử đã sang trang và sẽ tiếp nối bằng Khu Trung tâm chính trị - hành chính và đô thị - thương mại - dịch vụ. Ông Bé nói nôm na: “Hồi trước “dời đô” đến Tam Phước là không đúng rồi, xa trung tâm quá, nay khu đất xây dựng Trung tâm chính trị - hành chính được quy hoạch có địa thế đẹp, nằm trên một khu đất cao ráo, có thể nhìn ra sông Đồng Nai, bên kia là Nông Nại đại phố (Cù lao Phố phường Hiệp Hòa).

Để phát huy công năng, Đồng Nai cần phải có quy hoạch tốt về xây dựng, kiến trúc mới có sản phẩm hay, gắn kết với tổng thể quy hoạch chung của đô thị Biên Hòa, của tỉnh, chứ không quy hoạch theo kiểu tư duy nhiệm kỳ”.

Là người con của vùng đất Cù lao Phố (phường Hiệp Hòa), Kiến trúc sư Khương Nguyễn Đức Chương, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Đồng Nai, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng tỉnh Đồng Nai luôn đau đáu về quy hoạch kiến trúc đô thị ven sông Đồng Nai. Ông Chương nhớ lại, khoảng năm 2011 - 2012, Tổng Công ty Sonadezi tổ chức thi thiết kế cảnh quan cho cầu An Hảo nối Cù lao Phố và KCN Biên Hòa, được coi là tầm nhìn mới trong phát triển đô thị Biên Hòa giống như thành phố Đà Nẵng có cầu Rồng để du khách thập phương đến tham quan, thưởng ngoạn.

Ông Chương tham gia đề tài: “Đất lành, chim đậu” với điểm nhấn Nông Nại đại phố (Cù lao Hiệp Hòa) - thương cảng đông đúc, sầm uất một thời cùng hình ảnh cánh chim Lạc - biểu tượng cho quá trình di cư của người Việt về phương Nam. Vì nhiều lý do, đến nay dự án chưa được triển khai và thiết kế vẫn còn nằm trên giấy.

Bài 4: Phát triển đô thị xanh, bền vững ven sông Đồng Nai
Cầu An Hảo nối Cù lao Phố với KCN Biên Hòa 1 được coi là tầm nhìn mới trong phát triển đô thị Biên Hòa. (Ảnh: Ly An)

Theo ông Chương, hiện quy hoạch đã thay đổi với điểm nhấn là đưa Trung tâm chính trị - hành chính với quy mô 44ha, trong đó có 19ha xây dựng cơ quan hành chính, còn lại đất cây xanh, ven sông. Khu trung tâm có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi đến Quốc lộ 51, Quốc lộ 1, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, gắn kết hài hòa kiến trúc tổng thể đô thị dịch vụ Biên Hòa 1, các công trình kiến trúc với cảnh quan sông nước tạo nên khu trung tâm hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số hiện nay.

Ông Chương chia sẻ, việc xây dựng đô thị ven sông cần tránh xây bờ kè cứng, dựng đứng giống Công viên Nguyễn Văn Trị, bởi dựa vào mực nước cao nhất trong vòng 10 năm, khi mưa lớn, nước từ miệng cống thoát nước chảy ra sông bị đẩy ngược lại, tràn lên bờ; mặt sông bị che lấp nên đi dọc con đường bờ sông nhưng không thấy sông. Đô thị ven sông cần kết hợp kè cứng dưới mực nước thấp nhất chống sạt lở, kè mềm từ mặt nước thấp nhất đến taluy, tạo môi trường sinh học đa dạng cho các loài sinh vật cư trú và người dân thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Đồng Nai.

Tạo ra sự đột phá

Còn theo chia sẻ của Thạc sỹ Thái Linh (Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam), KCN Biên Hòa 1 đã hoạt động trong nhiều năm nên đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất. Trong bối cảnh liên kết vùng, việc tái phát triển KCN Biên Hòa 1 là một chủ trương đột phá, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho Đồng Nai và vùng phụ cận phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tái phát triển KCN Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai cần tập trung cải thiện môi trường về mặt kỹ thuật, đồng thời tạo ra không gian xanh, cảnh quan hài hòa so với vị trí đặc thù ven sông. Ở các khu vực sông nước, cây xanh, công viên có thể được tích hợp để tạo ra môi trường sống tốt hơn cho người dân và nhân viên làm việc tại khu đô thị mới.

Bài 4: Phát triển đô thị xanh, bền vững ven sông Đồng Nai
Cùng với cầu An Hảo, cầu Hiệp Hòa (phường Hiệp Hòa) nối Trung tâm thành phố Biên Hòa đến Cù lao Phố tạo nên mỹ quan đô thị Biên Hòa. (Ảnh: Nguyên Dũng)

Đặc biệt, Đồng Nai cần gắn kết đô thị mới với Quốc lộ 1 và khu vực đô thị phía Tây Nam Biên Hòa cũ, giúp tăng khả năng cạnh tranh của dự án quy mô lớn. Trong đó, ưu tiên việc nâng cấp đường, cầu và hệ thống giao thông công cộng, kết nối với đường sắt đô thị số 1 của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kéo dài trong tương lai. Đồng Nai cần đánh giá việc kết nối giao thông thủy công cộng chuỗi sông Đồng Nai – Sài Gòn là một yếu tố gắn kết, nâng tầm khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1, thu hút du lịch, nhân lực.

Cùng với đó là việc phát triển đồng bộ khu chính trị, khu hành chính tỉnh và nhiều khu chức năng khác để đáp ứng yêu cầu khu đô thị hiện đại, thông minh, mang tính đột phá, giúp tạo ra môi trường sống đa dạng và thuận tiện cho sinh hoạt của người dân. Thạc sỹ Thái Linh khẳng định: “Một khu đô thị mới xanh với việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và xử lý chất thải hiệu quả là một hướng phát triển hiện nay. Cho nên việc tái phát triển KCN Biên Hòa 1 thành một khu đô thị mới cần hướng đến việc áp dụng công nghệ hiện đại, tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên, giảm thiểu tác động môi trường”.

Lãnh đạo địa phương cần tương tác với cộng đồng, lắng nghe ý kiến của người dân để đảm bảo tính bền vững, hài hòa và trong xu hướng phát triển kinh tế xanh và bền vững, việc tái phát triển KCN Biên Hòa 1 là một bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển hiện đại, bền vững vùng Đông Nam bộ.

Chuyển tiếp dòng chảy lịch sử

Góp ý với quy hoạch sông Đồng Nai giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai rất chú trọng đến xây dựng đô thị ven sông. Theo ông Nguyên, qua kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, sự phát triển của những thành phố ven sông gắn liền với sự trong sạch của dòng sông, nước sông Đồng Nai phải sạch vì cung cấp cho hàng triệu người dân thành phố Biên Hòa và Thành phố Hồ chí Minh, Bình Dương.

Vấn đề kết nối giao thông cũng rất quan trọng, trong đó có xây dựng 2 tuyến đường ven sông xuyên suốt từ huyện Vĩnh Cửu – Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch. Tuyến đường ven sông gắn với tổ chức các hoạt động giải trí đa dạng và phù hợp tại khu vực ven sông, đồng thời phục hồi các tài nguyên văn hóa và lịch sử; xây dựng nhiều công viên, quảng trường ven sông, trong đó phải có quảng trường trung tâm quy mô lớn.

Bài 4: Phát triển đô thị xanh, bền vững ven sông Đồng Nai
Đồng Nai hướng tới xây dựng một khu đô thị - dịch vụ - thương mại mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. (Ảnh: Nguyên Dũng)

Ông Nguyễn Hữu Nguyên nhấn mạnh, việc xây dựng đô thị mới phải tính đến yếu tố lịch sử, phong tục tập quán địa phương, cảnh quan đô thị, bảo tồn thiên nhiên, mạng lưới tiếp cận và quản lý đất đai, dòng nước. Đô thị ven sông Đồng Nai có vai trò chuyển tiếp của dòng chảy từ lịch sử đến hiện tại nên phải mang tính biểu tượng, trong đó có thể phát triển các khu bến tàu thành khu kinh doanh phức hợp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang bản sắc riêng và trở thành niềm tự hào của người dân Đồng Nai.

Theo quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, Đề án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ có 2 dự án đầu tư, gồm Trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Đồng Nai đang triển khai các dự án Trụ sở Công an tỉnh và Trụ sở Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII, còn Dự án Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 (hơn 286ha) có 2 công trình hiện hữu đề xuất giữ lại, gồm tòa nhà Sonadezi và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3.

Đồng Nai hướng tới xây dựng một khu đô thị - dịch vụ - thương mại mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững, tạo bộ mặt mỹ quan đặc trưng cho khu vực Đông Nam bộ và thành phố Biên Hòa nói riêng, góp phần cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai.

Nguyên Dũng – Ly An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng: Tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị

    (Xây dựng) - Nhằm tăng cường bảo đảm an toàn trong công tác quản lý cây xanh đô thị, UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý cây xanh theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; các Quyết định của UBND thành phố về quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, mảng xanh công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.

  • Nghệ An: Tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản giao các Sở, ngành, huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện văn bản của Bộ Xây dựng về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị.

  • Dĩ An (Bình Dương): Kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) – Sau khi được tái lập năm 1999, vượt qua những khó khăn, thách thức, đến nay, thành phố Dĩ An đã là đô thị loại II, thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương và đang nỗ lực phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025.

  • Phải đẹp cảnh quan, hợp môi trường

    Hàng nghìn cây đô thị đã bước vào giai đoạn già cỗi, sinh trưởng kém cần thay thế.

Xem thêm
  • Lào Cai: Tăng cường quản lý trật tự xây dựng, chỉnh trang đô thị trên địa bàn thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sa Pa đã chỉ đạo các phòng, ban và chính quyền địa phương quyết liệt thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng, chỉnh trang đô thị và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn thị xã.

    19:09 | 19/08/2024
  • Hà Nội hiện thực hóa khát vọng vươn xa

    Hà Nội vào thu, trên những con phố chung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, vẹn nguyên những địa danh gợi lại khí thế hào hùng của mùa thu Tháng Tám năm 1945. Từ phố Tràng Tiền, Quảng trường Nhà hát Lớn, tòa nhà Bắc Bộ phủ (nay là nhà khách Chính phủ)… đâu đó vọng tới những giai điệu đi cùng năm tháng trong ca khúc Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, cảm nhận niềm tự hào và khát vọng vươn lên.

    09:10 | 19/08/2024
  • Bài 1: Dấu ấn khu công nghiệp đầu tiên

    (Xây dựng) - Một ngày đầu tháng 8/2024, chúng tôi trở lại KCN Biên Hòa 1 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), nơi đây có hàng trăm xí nghiệp, nhà máy mọc lên san sát. Trong nhiều phân xưởng, người lao động vẫn bám dây chuyền, miệt mài làm việc, dù họ sắp phải dời đi nơi khác nhường mặt bằng cho Khu Trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh và Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa 1 mọc lên trong một ngày không xa.

    21:38 | 16/08/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Đầu tư máy kiểm tra khuyết tật cây xanh

    (Xây dựng) - Đó là thông tin được ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng Phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Thành phố cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiều 15/8.

    09:24 | 16/08/2024
  • Chuyên gia đề xuất giải pháp phát triển đô thị gắn với hệ thống metro

    Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mạng lưới giao thông phát triển chưa tương ứng với phát triển đô thị, gia tăng dân số. Tỷ lệ đất dành cho giao thông với hệ thống đường bộ, giao thông tĩnh còn thấp so với qui chuẩn với đô thị lớn, nhất là đô thị đặc biệt.

    08:38 | 16/08/2024
  • Hà Nội: Thí điểm gắn mã QR tên đường, phố trên 139 tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa có Văn bản số 2631/UBND-ĐT ngày 13/8/2024 về việc thí điểm gắn mã QR tên đường, phố bằng biển phụ tại một số cột tên đường, phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

    10:29 | 15/08/2024
  • Thành phố Nam Định sau khi sáp nhập sẽ từ đô thị loại I xuống loại II

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND thành phố Nam Định tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định.

    10:21 | 15/08/2024
  • Phú Mỹ vươn mình phát triển thành đô thị cảng biển

    (Xây dựng) - Từ một địa phương với kinh tế thuần nông là chủ yếu, 30 năm sau ngày hình thành và phát triển, huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu phát triển kinh tế. Phú Mỹ được xem là “thành phố công nghiệp - cảng biển và dịch vụ logistics” hàng đầu của vùng Đông Nam Bộ.

    08:24 | 15/08/2024
  • Hà Nội: Cần quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn Thành phố

    (Xây dựng) – Với mục tiêu lựa chọn được một số loài cây để trồng trong đô thị phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng cao trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí, ngày 14/8, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đánh giá một số chủng loại cây xanh đô thị phù hợp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

    19:24 | 14/08/2024
  • Cần Thơ: Bao giờ hết đổ rác bừa bãi để thành phố xanh - sạch - đẹp - an toàn?

    (Xây dựng) – Ngày 12/8, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Công văn số 3393/UBND-XDĐT về việc tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn thành phố theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo vệ sinh môi trường.

    19:18 | 14/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load