Thứ ba 03/12/2024 02:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Những đô thị ở miền cuối đất

Bài 3: Năm Căn chuyển mình

11:24 | 09/11/2024

(Xây dựng) - Tương truyền, do đường xa cách trở, thời gian dài, nơi đây chỉ có 5 hộ gia đình của người Hoa cất nhà bắt ca bên sông Cửa Lớn. Từ đó, người dân gọi tên là Năm Căn.

Bài 3: Năm Căn chuyển mình
Một góc thị trấn Năm Căn.

Nhiều kết quả khả quan

Từ đó, nhiều tên gọi khác nhau. Ngày 17/11/2003, thực hiện Nghị định số 138 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/01/2004, huyện Năm Căn được tái lập trên cơ sơ chi tách từ huyện Ngọc Hiển. Thời điểm bấy giờ, Năm Căn có diện tự nhiên hơn 482km2, dân số hơn 56.800 người, có 7 xã và 1 thị trấn, thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 7,4 triệu đồng/người/năm.

Đến nay, toàn huyện có 4/7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng và Đất Mới), bình quân mỗi xã đạt 12,85 tiêu chí; thành lập mới một hợp tác xã; 6 tổ hợp tác (huyện hiện có 16 hợp tác xã). Đồng thời, phấn đấu chỉ đạo xã Tam Giang đạt chuẩn NTM và xã Hàng Vịnh đạt chuẩn NTM nâng cao không đạt kế hoạch đề ra.

Huyện có 100% đường ô tô về đến trung tâm xã; hơn 560km lộ nông thôn với nguồn lực đầu tư gần 450 tỷ đồng được xây dựng mới; 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 26/30 trường học toàn huyện đạt chuẩn quốc gia (có 2 trường đạt chuẩn mức độ 2); các xã, thị trấn đều đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%; hơn 88% hộ gia đình và 74% ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 57 triệu đồng/năm (tăng hơn 8 lần so với năm 2024); hộ nghèo chỉ còn 1,52% (giảm hơn 1.000 hộ so với năm 2004) và không còn hộ gia đình chính sách thuộc diện nghèo…

Năm 2024, huyện Năm Căn tiếp tục đẩy mạnh về sản lượng thủy sản 43.400 tấn; thu ngân sách trên địa bàn 47.000 triệu đồng; chi ngân sách địa phương 347.815 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.113,49 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm còn 1,17%;…

Trên cơ sở các đồ án trình duyệt, huyện Nam Căn sẽ triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; tạo tiền đề để hình thành, phát triển đô thị Năm Căn trở thành đô thị loại III. Thị trấn Năm Căn là thị trấn huyện lỵ huyện Năm Căn, là đô thị cực Nam của Tỉnh Cà Mau, nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch đô thị song hành quy hoạch du lịch, hạ tầng

UBND huyện Năm Căn vừa trình UBND tỉnh thông qua 4 đồ án quy hoạch đô thị thị trấn Năm Căn, nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung Khu kinh tế Năm Căn đến năm 2030 và góp phần thực hiện Chương trình phát triển đô thị của thị trấn Năm Căn đến năm 2025. Cụ thể, Đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Tây kênh xáng Cái Nai) có diện tích 322ha; Đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Đông kênh xáng Cái Nai) có diện tích 450 ha; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Du lịch sinh thái và Dịch vụ du lịch Khu kinh tế Năm Căn (trên 113 ha) và Đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị Năm Căn (phía Tây kênh Tắc Năm Căn) có diện tích 210 ha.

Bài 3: Năm Căn chuyển mình
Thị trấn Năm Căn quy hoạch tiêu chí từ đô thị loại IV lên loại III.

Theo UBND huyện Năm Căn, từ cơ sở trên, bước tiếp theo sẽ thiết lập các Đồ án Quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị Năm Căn; tạo tiền đề để hình thành, phát triển đô thị Năm Căn trở thành đô thị loại III theo định hướng chiến lược phát triển, xứng tầm là một trong 3 đô thị động lực của tỉnh. Đặc biệt, Đồ án Khu Du lịch sinh thái và Dịch vụ du lịch Khu kinh tế Năm Căn được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để mời gọi đầu tư và thực hiện Đồ án Quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng; đưa nơi đây trở thành trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, điểm kết nối với Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Bài 3: Năm Căn chuyển mình
Chợ Năm Căn luôn sung túc.

Các khu đô thị tại thị trấn Năm Căn vừa được quy hoạch có nhiều thuận lợi để phát triển khi nằm cận với tuyến đường Hồ Chí Minh và các tuyến sông lớn trên địa bàn, cũng như điều kiện tự nhiên với hiện trạng những khu rừng đước nhiều năm tuổi, các làng nghề truyền thống…thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái, trải nghiệm khám phá và thưởng thức đặc sản nổi tiếng của địa phương từ con tôm, con cua. Đặc biệt, gắn với Khu Kinh tế Năm Căn và Cảng Năm Căn, tạo nền tảng vững chắc, động lực thúc đẩy phát triển nhanh và hiện đại các Khu đô thị Năm Căn.

Bài cuối: Tận dụng lợi thế, phát triển hạ tầng

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load