Thứ sáu 13/12/2024 04:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

19:46 | 26/11/2024

(Xây dựng) – Ngày 26/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) phối hợp tổ chức cuộc họp định kỳ lần thứ 17 về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải. Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý cấp, thoát nước và nước thải Matsubara Hidenori đồng chủ trì cuộc họp.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý cấp, thoát nước và nước thải Matsubara Hidenori cùng ký kết Biên bản cuộc họp.

Hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực cấp, thoát nước

Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh cho biết: Ngày 13/12/2010, lần đầu tiên Bộ Xây dựng và Bộ MLIT đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.

Hai bên đã thông qua 16 lần họp đánh giá các hoạt động và kế hoạch triển khai, hợp tác bao gồm: Hỗ trợ trong việc nghiên cứu, hoàn thiện về thể chế, chính sách trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải (hỗ trợ xây dựng các nội dung liên quan đến thoát nước, xử lý nước thải trong Luật Cấp, thoát nước); Kết nối giữa các thành phố/doanh nghiệp của Nhật Bản với các thành phố/doanh nghiệp của Việt Nam; Đào tạo, nâng cao năng lực quản trị thoát nước tại Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Bộ MLIT đã phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thành công nhiều hội thảo chuyên đề về quản lý, công nghệ, bảo dưỡng vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải; Kết hợp với cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban điều hành AWaP, đã tham dự cuộc họp của Ủy ban điều hành AwaP.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh phát biểu tại cuộc họp.

Theo Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, cuộc họp lần thứ 17 được diễn ra lần này nhằm đánh giá kết quả đạt được của các hoạt động đã thống nhất tại lần họp thứ 16 và thống nhất các hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Xây dựng và Bộ MLIT.

Trong đó, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ, nghiên cứu quy định về quản lý cấp, thoát nước tại Việt Nam; hỗ trợ phát triển các quy định nhằm kiểm soát chống ngập đô thị hiệu quả ở Việt Nam; hỗ trợ đánh giá tình hình thực hiện Định hướng thoát nước đô thị và khu công nghiệp; thúc đẩy hình thành các dự án trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải ở Việt Nam; đào tạo, nâng cao năng lực cho các bên liên quan thuộc chính quyền Trung ương và địa phương Việt Nam như tổ chức các chuyến công tác đến Nhật Bản.

Đồng thời, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh bày tỏ mong muốn Bộ Xây dựng và Bộ MLIT sẽ tiếp tục hợp tác trong thời gian tới nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải mà hai bên đã, đang và sẽ triển khai, hướng tới hoàn thiện thể chế về thoát nước và xử lý nước thải ở Việt Nam.

Còn theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý cấp, thoát nước và nước thải Matsubara Hidenori, phía Nhật Bản luôn quan tâm, hỗ trợ Việt Nam, tham gia hợp tác cùng Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước; hỗ trợ sôi nổi ở cấp thành phố ví dụ như; Yokohama với Hà Nội, Kitakyushu với Hải Phòng, Fukuoka với Cần Thơ… nhằm cải thiện môi trường nước và hạ tầng kỹ thuật.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý cấp, thoát nước và nước thải Matsubara Hidenori hy vọng tại cuộc họp này, hai bên sẽ cùng trao đổi ý kiến về vấn đề trọng tâm liên quan đến cấp thoát nước, xử lý nước thải và các hoạt động theo Biên bản đã ký kết trong thời gian qua.

Tiếp tục tăng cường hợp tác trong thời gian tới

Tại cuộc họp, hai bên đã cùng tổng kết các hoạt động hợp tác; giới thiệu các quy định pháp luật về cấp thoát nước tại Việt Nam; kinh nghiệm của Nhật Bản về cấp, thoát nước; tiến độ các dự án hợp tác kỹ thuật của JICA và định hướng hình thành các dự án trong tương lai.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý cấp, thoát nước và nước thải Matsubara Hidenori phát biểu tại cuộc họp.

Theo Chuyên gia JICA, Cố vấn chính sách thoát nước tại Bộ Xây dựng Việt Nam Tamoto Norihide, từ tháng 12/2023 đến tháng 11/2024, phía Nhật Bản đã tham gia có ý kiến đề xuất, hỗ trợ Việt Nam trong công tác xây dựng khung pháp lý mới, bao gồm cả Luật Cấp, thoát nước và khởi động dự án hợp tác kỹ thuật JICA “Nâng cao năng lực hoàn thiện khung pháp lý quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị”.

Đồng thời, hỗ trợ xây dựng chính sách về các giải pháp chống ngập đô thị hiệu quả tại Việt Nam thông qua việc trình Báo cáo chính sách về “Kinh nghiệm của Nhật Bản về phòng chống ngập lụt đô thị và vắn tắt đề xuất về công tác quản lý tại Việt Nam”; thực hiện dự án với Hệ thống bơm cửa cống tại thành phố Vinh để giúp các bên liên quan của Việt Nam hiểu được cách thức vận hành và những lợi ích của Hệ thống.

Phía Nhật Bản cũng đã chia sẻ kiến thức và công nghệ xử lý, tái sử dụng bùn thải tại Việt Nam bằng việc phối hợp, hỗ trợ Cục Hạ tầng kỹ thuật xây dựng và đánh giá chính sách, nghiên cứu soạn thảo các tài liệu đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải
Toàn cảnh cuộc họp.

Tham gia xử lý và tái sử dụng bùn thải hiệu quả (giảm khối lượng bùn phát sinh, thu hồi năng lượng, tái sử dụng làm nguồn nguyên liệu); Thúc đẩy hình thành các dự án trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Đào tạo, nâng cao năng lực cho các bên liên quan thuộc chính quyền Trung ương và địa phương Việt Nam; Hợp tác giữa các thành phố và doanh nghiệp của hai nước…

Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong ban hành Luật về thoát nước, Giám đốc dự án cấp thoát nước ở nước ngoài, Phòng Quy hoạch cấp thoát nước (Bộ MLIT) Fumiaki Hasegawa cho biết: Mục đích của Luật là góp phần vào sự phát triển kiện toàn của thành phố và cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách cải thiện hệ thống thoát nước thải; góp phần bảo vệ chất lượng nước của các nguồn nước công cộng.

Trong đó, tập trung vào tài chính, tiêu chuẩn kỹ thuật và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu (thống kê) quốc gia. Phía Nhật Bản sửa đổi Luật Thoát nước để đáp ứng các nhu cầu xã hội khác nhau, ví dụ như trong bối cảnh thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, cần phải có các biện pháp phòng chống thiệt hại do ngập lụt với sự hợp tác của khu vực tư nhân…

Đại diện phía Nhật Bản cũng đã phổ biến nội dung Sách Đỏ (Phiên bản 7) và tiêu chuẩn công nghệ khoan kích ngầm tại Việt Nam. Ấn bản này gồm 8 Chương với các nội dung về: Tiêu chuẩn công nghệ khoan kích ngầm; tiêu chuẩn ước tính chi phí; tiêu chuẩn ống khoan kích; tiêu chuẩn hố ga bê tông đúc sẵn; tiêu chuẩn nắp hố ga bằng gang; công nghệ kiểm soát ăn mòn cho kết cấu cống bê tông; hướng dẫn thực tế cho Việt Nam; tài liệu tham khảo kỹ thuật.

Bộ Xây dựng và Bộ MLIT: Tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh nhấn mạnh, thông qua cuộc họp định kỳ lần thứ 17, Việt Nam và Nhật Bản đã có thêm cơ hội để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Thời gian tới, Luật Cấp, thoát nước được ban hành sẽ tạo điều kiện cho phía Nhật Bản tiếp tục hợp tác hiệu quả với phía Việt Nam.

Cũng tại cuộc họp, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, Bộ MLIT Nhật Bản, JICA và chính quyền các địa phương hai nước, Cục trưởng Tạ Quang Vinh và Phó Tổng cục trưởng Matsubara Hidenori cùng ký kết Biên bản cuộc họp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải trong thời gian tới.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

    (Xây dựng) – Chiều 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 1729-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Bài 1: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, hướng tới đô thị loại I năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, vừa kết thúc thành công sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 9-11/12) với nhiều nội dung quan trọng.

  • Một số kiến nghị liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

    (Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị (Chương trình PTĐT) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 78/HĐND ngày 15/12/2022 và UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/UBND ngày 30/12/2022. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện Chương trình PTĐT cho thấy một số chỉ tiêu chính đã đề ra rất khó hoàn thành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load