Thứ tư 13/11/2024 02:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Những đô thị ở miền cuối đất

Bài 1: Thành phố trẻ vươn mình

19:06 | 08/11/2024

(Xây dựng) - Theo chương trình phát triển đô thị năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Cà Mau quy hoạch thành phố Cà Mau mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại I. Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời và thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn sẽ là đô thị loại III, tương lai thành lập mới thị xã. Đây là định hướng đúng đắn để phát triển kinh tế địa phương.

Bài 1: Thành phố trẻ vươn mình
Một góc thành phố Cà Mau.

Bước ngoặt lịch sử

Cách đây 25 năm, ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau, với diện tích là l4.580,33 ha tự nhiên, 176.848 nhân khẩu và 15 đơn vị hành chính cơ sở 07 xã và 08 phường. Đây là bước ngoặt lịch sử, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền, là cơ hội, điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc cho thành phố Cà Mau phát triển nhanh, bền vững, từng bước xứng đáng với vị trí trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Thời điểm đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,70%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,8 triệu đồng (tương đương 489 USD); thu ngân sách trên địa bàn 117 tỷ đồng và thu theo phân cấp 48,48 tỷ đồng, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1999 đạt 231 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 80%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 80%,… 25 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, kinh tế - xã hội thành phố đã tăng lên một bước đáng kể. Hiện thành phố Cà Mau có 10 phường và 7 xã; dân số hơn 360.000 người.

Bài 1: Thành phố trẻ vươn mình
Thành phố tập trung đầu tư tuyến giao thông nội đô.

Với lợi thế là đô thị hạt nhân của vùng đô thị Tây Nam, đến nay, thành phố Cà Mau thay đổi từng ngày, phát triển xanh và bền vững hơn, hướng tới đô thị thông minh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,9%; GRDP đầu người mỗi năm tăng bình quân 2,6 triệu đồng; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Trên địa bàn thành phố có nhiều công trình, dự án được đầu tư, phát triển như: Khu dân cư Minh Thắng, Khu tái định cư phường 1, phường 9, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, Khu đô thị LICOGI, Khu đô thị mới Tài Lộc…

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, thành phố đã đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu các tiêu chí đô thị loại I đạt từ 75 điểm trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân hằng năm 10,5%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý 98%; xây dựng 5 phường đạt chuẩn phường văn minh đô thị, 5 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo (không kể truyền nghề) chiếm 75%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị chiếm 84%; tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố chiếm 95%; tỷ lệ đô thị hóa 66%...

Phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại I

Theo quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Cà Mau có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau; là trung tâm năng lượng và dịch vụ dầu khí quốc gia, dịch vụ du lịch sinh thái, chế biến thuỷ sản của vùng.

Ngày 20/2/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh ban hành Chương trình số 27-CT/TU về phát triển hệ thống đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; theo đó, đến năm 2025, thành phố Cà Mau được công nhận đô thị loại I.

Ngay khi Chính phủ công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II vào năm 2010, thành phố đã xây dựng kế hoạch hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II còn thiếu, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị loại I. Năm 2016, UBND tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Cà Mau, xác định lộ trình, danh mục các công trình, dự án, nguồn lực đầu tư để phát triển theo hướng đô thị loại I, tại Quyết định số 2210/QÐ-UBND, ngày 22/12/2016.

Hiện thành phố phối hợp với Sở Xây dựng, triển khai thực hiện điều chỉnh Chương trình Phát triển đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; UBND thành phố đang lập đề án công nhận thành phố Cà Mau trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Cà Mau. UBND thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục các tiêu chí chưa đạt, nâng cao các tiêu chí đạt thấp và củng cố các tiêu chí đã đạt cao.

Bài 1: Thành phố trẻ vươn mình
Trung tâm thương mại tại thành phố Cà Mau.

Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý Ðô thị cho biết, căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-HÐND, ngày 14/11/2023, của HÐND thành phố về việc thông qua điều chỉnh Chương trình Phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tổng hợp 5 tiêu chí đô thị loại I, thành phố đạt 76,96/100 điểm so với thang điểm quy định từ 75-100. Tuy vậy, thành phố có 12/63 tiêu chuẩn chưa đạt, nên hiện chưa đủ điều kiện để được công nhận là đô thị loại I. Qua rà soát 5 tiêu chí theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đối với thành phố Cà Mau: tiêu chí đạt thấp là tiêu chí số 2: quy mô dân số; tiêu chí đạt trung bình là tiêu chí 1: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, và tiêu chí 3: mật độ dân số; tiêu chí đạt tối đa là tiêu chí 4: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; tiêu chí chưa đạt là tiêu chí 5: trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, Trường phòng Quản lý Đô thị, đối với tiêu chí 5, thành phố chưa đạt được điểm tối thiểu. Ðây là tiêu chí đánh giá các nội dung về phát triển hạ tầng xã hội (các công trình dịch vụ - công cộng đô thị, các công trình giáo dục - đào tạo...), đánh giá về hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông...), đánh giá về vệ sinh môi trường (nước thải, cây xanh công cộng...). Ðể khắc phục được tiêu chí này, cần quá trình thực hiện lâu và đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

Thành phố tập trung khắc phục các tiêu chí chưa đạt, bảo đảm đến năm 2025 phải hoàn thiện các tiêu chuẩn của tiêu chí phân loại đô thị về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị, chú trọng hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị đáp ứng được tiêu chí đô thị loại I. Ðịa phương xác định cụ thể các tiêu chuẩn chưa đạt liên quan đến các công trình công cộng, đường giao thông, y tế, giáo dục, cây xanh. Bên cạnh đó, trọng tâm là tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động và tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thành phố.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư hạ tầng đô thị, công viên cây xanh cũng nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025, thời gian triển khai từ năm 2023-2025, như: Dự án xây dựng cầu qua sông Tắc Thủ; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau - Ðầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng); Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư Phường 4, Phường 9... Sau khi đầu tư hoàn thành những dự án trên, các tiêu chuẩn liên quan đến các công trình công cộng sẽ đạt…

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Cà Mau sẽ triển khai các dự án, công trình liên quan đến kết cấu hạ tầng với tổng mức đầu tư 567 tỷ đồng. Các dự án đầu tư hạ tầng đô thị, công viên cây xanh cũng nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, thời gian triển khai năm 2023 - 2025 như: dự án xây dựng cầu qua sông Tắc Thủ, dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cà Mau - Đầm Dơi (đoạn từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng), dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư P.4, P.9…

Việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp để xây dựng các khu đô mới là một trong những điều kiện để UBND thành phố hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I còn thiếu. Hiện, trên địa bàn đang triển khai 17 dự án khu đô thị mới, diện tích 467,2 ha, tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng. Song song đó, UBND thành phố Cà Mau đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất và UBND tỉnh đã có văn bản gửi đến Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ để tìm kiếm các nguồn tài trợ triển khai thực hiện dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Cà Mau, với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.

Bài 2: Mai này phố biển…

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load