Thứ ba 10/12/2024 20:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cà Mau tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

11:29 | 01/11/2024

(Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan
Thiếu cát đắp nền là một trong nguyên ngân chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Phấn đấu hoàn thành kế hoạch

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tính đến hết tháng 10/2024, ước thanh toán vốn đầu tư công năm 2024 đạt hơn 3.147 tỷ đồng, bằng 67,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỉnh ước tính thanh toán vốn đầu tư công năm 2024 đến hết năm sẽ đạt khoảng 4.267 tỷ đồng, hoàn thành 91,06% kế hoạch năm.

Tỉnh xác định, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân của tỉnh Cà Mau không đạt từ 95% trở lên do nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2024 dự kiến hụt thu 329 tỷ đồng, dẫn đến các dự án không thể giải ngân kế hoạch vốn được bố trí. Ngoài ra, một số nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ dự kiến không giải ngân hết 41,393 tỷ đồng do các dự án được bố trí kế hoạch vốn sẽ hoàn thành trong năm 2024 có giảm giá sau đấu thầu và cắt giảm một số chi không thực hiện, không còn nhu cầu tiếp tục giải ngân kế hoạch vốn.

Việc vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công. Tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng ngọt trong mùa khô gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình.

Ông Huỳnh Minh Kiên, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn cho biết, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia được phân giao sau so với các nguồn vốn khác nên phải tiến hành làm các bước hồ sơ thủ tục, nhất là cơ chế các nguồn sự nghiệp dự án trên 100 triệu đồng phải đấu thầu, nên có chút khó khăn. Ngoài ra, đối với nguồn vốn cho các dự án đào tạo nghề, hiện nay địa phương có số hộ nghèo thấp nên khó tìm đủ đối tượng học nghề để mở lớp đào tạo; còn các lĩnh vực khác như hỗ trợ sản xuất, hạ tầng... tương đối ổn.

Báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, tình trạng có những công trình nhóm B nguồn vốn rất lớn nhưng qua nhiều năm vẫn chưa quyết toán; vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 được phân bổ chi tiết chậm, hiện nay hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư cũng là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp.

Đối với việc giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau (Văn phòng) vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị trên toàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được bố trí năm 2024 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 là 734,204 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư phát triển 694,846 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 39,358 tỷ đồng. Theo báo cáo của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí nêu trên, đến thời điểm hiện tại vốn đầu tư phát triển giải ngân được 201,707 tỷ đồng, bằng 29% kế hoạch; vốn sự nghiệp 4,724 tỷ đồng, bằng 12% kế hoạch.

Phối hợp đồng bộ

Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao hoặc nhận ủy thác làm đại diện chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trường hợp các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm đề nghị các đơn vị rà soát đề xuất về Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh để kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, điều chuyển vốn để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn. Phấn đấu giải ngân trên 95% số kế hoạch vốn năm 2024 được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan
Công trình giao thông tỉnh Cà Mau. (Ảnh: ST)

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi nhận định, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm còn rất lớn, cần phải có giải pháp để tạo đột phá. Nhiều năm qua, đến thời điểm này, tiến độ giải ngân của tỉnh luôn cao hơn rất nhiều so với trung bình cả nước, nhưng năm nay thấp hơn số trung bình cả nước và khu vực.

Phó Chủ tịch yêu cầu người đứng đầu sở, ngành, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm là người đại diện cho UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành và lĩnh vực trong phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng và khai thác đối đa công nghệ thông tin để xử lý công việc trên môi trường mạng để hạn chế mất thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả. Tăng cường kiểm soát công việc do ngành, lĩnh vực mình quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng khoán trắng cho đơn vị tư vấn hay cán bộ cấp dưới để giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ, phần việc đã có ý kiến chỉ đạo.

Trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mặc khác, UBND tỉnh Cà Mau sẽ yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, tránh trường hợp để dồn vào thời gian cuối niên độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Trong đó, lưu ý các dự án sử dụng nguồn vốn không được phép chuyển nguồn, hết thời gian bố trí vốn, hết thời gian giải ngân mà không được kéo dài thời gian giải ngân... để điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các khoản dôi dư do giảm giá sau đấu thầu.

Ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lưu ý, đối với những chủ đầu tư có khối lượng thi công thấp hơn số vốn tạm ứng theo hợp đồng, yêu cầu các chủ đầu tư rà soát nguyên nhân, có giải pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công để thanh toán hoàn tạm ứng theo quy định. Đối với những chủ đầu tư có khối lượng thi công cao hơn số vồn giải ngân, khẩn trương làm hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, giải ngân vốn theo quy định.

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load