Thứ ba 14/01/2025 04:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cà Mau tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Bài 1: Những con số “giật mình”

18:28 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Theo báo cáo của tỉnh Cà Mau, đến hết quý III/2024, tỉnh giải ngân vốn đầu tư công bằng 45,3% kế hoạch vốn.

Ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho hay, trong 3 tháng cuối năm, tỉnh giải ngân hơn 2.800 tỷ đồng mới đạt. Báo cáo tính đến hết tháng 10/2024, thanh toán vốn đầu tư công đạt 67,16% mở ra hy vọng giải ngân nguồn vốn hoàn thành kế hoạch năm.

Bài 1: Những con số “giật mình”
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau khảo sát tiến độc công trình đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cà Mau.

Tỷ lệ giải ngân thấp

Ngay từ đầu năm 2024, tỉnh Cà Mau xác định, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Tỉnh triển khai Chương trình động số 01/CTr-UBND ngày 19/1/2024 của UBND tỉnh (Chương trình 01) đặt ra nhiệm vụ là đến hết quý III tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn phải đạt tối thiểu 75%. Những cuộc họp giao ban tuần, tháng, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư tư công được quan tâm. Bên cạnh đó, Chương trình 01 đã triển khai đến các sở, ban ngành. UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Theo báo cáo đến hết quý III/2024, toàn tỉnh chỉ giải ngân đạt bằng 45,3% kế hoạch vốn, tức khoảng 2.366 tỷ đồng, con số này thậm chí thấp hơn nếu so với kết quả của cùng kỳ năm 2023 (khoảng 2.650 tỷ đồng). Tính đến ngày 27/9/2024, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh giải ngân 100% vốn đầu tư công, các địa phương như: UBND huyện Thới Bình, U Minh giải ngân vốn đầu tư công đạt 96,8; 91,8%; huyện Năm Căn, Phú Tân và Cái Nước giải ngân vốn đầu tư công đạt 73-77%.

Qua rà soát của Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Cà Mau, trong số 20 chủ đầu tư năm 2024, đến hết quý III chỉ có 5 chủ đầu tư giải ngân vượt tiến độ theo Chương trình 01; 6 chủ đầu tư giải ngân không đạt tiến độ theo Chương trình 01 nhưng giải ngân trên mức bình quân của tỉnh (54,3%); 8 chủ đầu tư giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh và có 1 chủ đầu tư chưa giải ngân.

Bên cạnh đó, có 11 chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn lớn, chiếm 43,15% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh, nhưng mới giải ngân đạt 16,76%, còn lại 26,39% chưa giải ngân. Kết quả này làm ảnh hưởng đến mục tiêu giải ngân theo Chương trình 01 và tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh.

Chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn lớn nhưng giải ngân chưa tốt là Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng. Ðơn vị được giao kế hoạch vốn khoảng 617,2 tỷ đồng, chiếm đến 14,15% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh nhưng đến ngày 27/9/2024 giải ngân 14,7%. Tương tự, Ban Quản lý các Dự án ODA và NGO được giao kế hoạch vốn hơn 146,75 tỷ đồng (chiếm 3,36% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh), nhưng giải ngân chỉ đạt 41,3% kế hoạch vốn được giao và bằng 1,29% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị được giao kế hoạch vốn hơn 397,2 tỷ đồng, chiếm 9,11% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh, nhưng giải ngân chỉ đạt 53,2% kế hoạch vốn được giao, tức bằng 4,85% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh; còn lại 4,26% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết.

Một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân còn thấp, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh. Cụ thể, vốn ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, được phân bổ theo định mức toàn tỉnh trên 377,9 tỷ đồng, nhưng chỉ mới giải ngân 114,768 tỷ đồng, bằng 30,4% kế hoạch. Vốn nước ngoài thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới hơn 85,1 tỷ đồng; trong đó, năm 2023 chuyển sang 47,3 tỷ đồng, năm 2024 bố trí 37,8 tỷ đồng; bố trí cho Dự án Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Cà Mau, do Ban Quản lý các Dự án ODA và NGO làm chủ đầu tư. Ðến hết quý III chỉ giải ngân 26,8 tỷ đồng, bằng 31,6% kế hoạch, và chủ đầu tư dự kiến xin kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2025 hơn 37,8 tỷ đồng.

Không ít dự án, công trình được bố trí kế hoạch đầu tư công nhiều, nhưng tiến độ thực hiện chậm làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh. Chẳng hạn như Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Ðình - Cái Ðôi Vàm.

Dự án được bố trí 150 tỷ đồng, chiếm 3,44% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh, do Ban Quản lý Dự án xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư. Tính đến hết quý III đã giải ngân 85,442 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch giao, bằng 1,96% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết của tỉnh.

Mỗi tháng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng

Ông Nguyễn Ðức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, nhận định, với nguồn vốn còn lại phải giải ngân trong 3 tháng cuối năm hơn 2.800 đồng, đây là áp lực không nhỏ. Ðể giải ngân đạt kế hoạch vốn đã đề ra thì bình quân mỗi tháng phải giải ngân gần 1 ngàn tỷ đồng, tức gấp 3 lần so với từ đầu năm đến nay. Do đó, công tác giải ngân phải được triển khai quyết liệt hơn, đặc biệt một số chủ đầu tư có nguồn vốn lớn nhưng hết quý III chưa đạt theo Chương trình 01, phải có kế hoạch để bù tiến độ chậm, nếu giải ngân không kịp phải báo cáo để kịp thời điều chỉnh vốn.

Bài 1: Những con số “giật mình”
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tỉnh Cà Mau quan tâm (Ảnh CTV).

Ðoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tình trạng chậm quyết toán các công trình dự án thời gian qua là chưa có chuyển biến, có những công trình nhóm B nguồn vốn rất lớn nhưng qua nhiều năm vẫn chưa quyết toán và để lại nhiều hệ luỵ rất khó xử lý.

Dự án lớn, quan trọng của tỉnh còn vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân, như: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Cái Nước - Vàm Ðình - Cái Ðôi Vàm; Dự án đầu tư hạ tầng chung các công trình lĩnh vực y tế. Ðối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 được phân bổ chi tiết chậm, hiện nay hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao. Tình hình khan hiếm vật liệu xây dựng ở một số thời điểm ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của các công trình...

Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước tỉnh cho rằng, khối lượng giải ngân từ nay đến cuối năm là rất lớn, trung bình hơn 1 ngàn tỷ đồng mỗi tháng. Do đó, các chủ đầu tư cần căn cứ theo đúng hợp đồng, nhất là các dự án kết thúc vào ngày 31/12/2024 để tránh sai sót, cũng như đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

Khánh Bình

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load