Thứ tư 05/02/2025 23:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Ẩu đả tại Thái Nguyên và chuyện 'tháo ngòi nổ'

06:05 | 15/01/2014

Việc "tháo ngòi" những ẩu đả này phải là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là nỗi lo về hình ảnh của VN trong mắt bạn bè quốc tế.

Sự tích tụ tâm lý

Vụ việc ẩu đả tại nhà máy Samsung Thái Nguyên là một câu chuyện rất đáng quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một hành vi thiếu suy nghĩ của công nhân, xuất phát từ ý thức kém và gây ảnh hưởng đến hình ảnh VN trong mắt nhà đầu tư. Có người còn kết luận, chính cách hành xử của người lao động VN đang khiến đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu.

Theo ý kiến cá nhân, tôi nghĩ tâm lý bình thường của con người là né tránh xung đột. Riêng với người VN, dĩ hòa vi quý đã được nâng lên thành truyền thống. Vậy nên, một cá nhân bốc đồng như thế đã là chuyện hiếm, một tập thể mấy trăm công nhân cùng về phe để chống lại vài mươi bảo vệ lại càng khó hình dung.


Hiện trường vụ ẩu đả tại Thái Nguyên. Ảnh: Nhị Tiến

Nguyên do phù hợp nhất chỉ có thể là vì họ đã tích tụ những ức chế tâm lý, cũng như những khó khăn không được phía chủ và lực lượng bảo vệ thông cảm. Ức chế có thể không gây xung đột ngay lập tức, nhưng vô hình đã chia "chiến tuyến" giữa phía chủ và người làm công trong cùng DN. Bầu không khí đó khiến một vụ việc rất nhỏ cũng dẫn đến va chạm nghiêm trọng.

Còn nhớ, trong cuốn Shah of Shahs (Sa hoàng của những Sa hoàng), cố nhà báo huyền thoại người Ba Lan Ryszard Kapuscinski cho rằng, một cuộc cách mạng hay bạo loạn nổ ra thì nguyên nhân chủ yếu không phải là do cuộc sống lầm than của người dân, bởi tình trạng này có thể kéo dài hàng thế kỷ. Mà lý do là một chuyển biến tâm lý khiến một người luôn sợ hãi quyền lực trở nên can đảm và dám đối đầu với quyền lực.

Đó là sự tích tụ tâm lý, góp nhặt từ những bất công họ phải cho qua trong cuộc sống để tồn tại, lâu dần khiến cho khi nó đạt đến đỉnh điểm, một va chạm nhỏ cũng bùng phát thành một cuộc cách mạng. Kapuscinski kết luận, tất cả những cuốn sách lịch sử nên bắt đầu một chương về cách mạng bằng việc phân tích diễn biến tâm lý đó.

Quay lại câu chuyện ở Thái Nguyên, người ngoài cuộc thường có xu hướng đơn giản hóa một vụ việc và đánh giá hành vi của người trong cuộc bằng góc nhìn của bên không liên can, dựa trên chuẩn đạo đức và hoàn cảnh của bản thân.

Điều này rất nguy hiểm. Vì nếu chúng ta không cố gắng hiểu tâm lý của người trong cuộc, thì tất cả hành vi của công nhân Samsung chẳng khác những tên cướp gây bạo loạn. Nhiều người thậm chí đã liên hệ đến vụ việc "hôi bia" ở Đồng Nai để cho rằng đây là sự xuống cấp chung của xã hội.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận với con mắt phi định kiến, ta sẽ thấy động cơ vụ "hôi bia" xuất phát từ lòng tham. Còn trong vụ việc ở Thái Nguyên, cái mà người công nhân nhắm đến có lẽ cao hơn lợi ích vật chất thông thường. Trái lại, hành động của họ có thể khiến họ mất việc, ảnh hưởng đến lợi ích vật chất, thưởng Tết, v.v...

Đây cũng khó có thể quy là một vụ việc xuất phát đơn thuần từ "ý thức kém". "Ý thức kém" là việc đi trễ, trốn làm hay biếng nhác, còn nổi lên chống lại thì chỉ có thể khởi nguồn từ những ức chế bị dồn nén.

"Tháo ngòi" trước khi bùng phát

Cơ quan điều tra bên cạnh việc truy tố người phạm tội, điều quan trọng là phải có trách nhiệm làm rõ đâu mới thực sự là nguyên nhân khiến họ trở nên hung bạo, sẵn sàng đánh đổi công ăn việc làm để cùng đứng về phía một vài người công nhân đi trễ.

Đây  không phải là sự việc chưa có tiền lệ. Chính những cuộc ẩu đả, nổi loạn mang dáng dấp "ý thức kém" tương tự đã khiến cho các nước phương Tây nhìn lại mình để không còn quá khắt khe và tham lam trên với người lao động. Để rồi trong những quốc gia tư bản đó, tiếng nói của người công nhân ngày càng có trọng lượng hơn.

Dù gì cũng là điều đáng tiếc khi để xảy ra câu chuyện Thái Nguyên. Thậm chí, nếu vụ việc này xuất phát từ "ý thức kém" của người công nhân đi nữa, ta cũng khó lòng để quy trách nhiệm hoàn toàn cho họ. Nhất là trong một đất nước mà nội dung giáo dục được Nhà nước hoạch định và chỉ đạo từ bậc tiểu học đến ĐH .

Bên cạnh đó, có vẻ như chúng ta đang nuôi dưỡng một tư duy "trọng ngoại, khinh nội". Bất kỳ vụ việc nào do công nhân gây ra đều bị mặc nhiên quy kết là làm xấu hình ảnh VN trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Không thể phủ nhận tác phong thiếu chuyên nghiệp của công nhân VN cũng khiến nhiều nhà đầu tư phiền lòng. Nhưng đó là vấn đề mà bản thân nhà đầu tư có thể khắc phục một cách chủ động thông qua đào tạo.

Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư bỏ đi là từ những chính sách không thỏa đáng, cũng như sự trì trệ của cơ quan nhà nước. Đó mới là những vấn đề ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư, khiến cho họ không còn mặn mà với chúng ta nữa, khi những thị trường cởi mở và thân thiện hơn như Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc lại quá hấp dẫn.


Người dân chặn đường, rải đinh trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Quốc Tiến

Kết án những người công nhân là nguyên nhân khiến quốc gia trì trệ, tổn hại thể diện mới chính là hành vi bé xé ra to, ấu trĩ, không dám nhìn thẳng vào yếu kém thực sự, mà chỉ chăm chăm đổ lỗi cho chính những người cũng đang phải chịu đựng sự trì trệ đó.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi cổ súy hay bênh vực cho hành vi của các công nhân tại nhà máy Samsung. Theo pháp luật, họ sẽ bị xử lý và đó là điều cần thiết.

Tuy nhiên, kết án những người không có một tiếng nói gì như họ là một chuyện quá dễ dàng. Cái chính là liệu những vụ việc như vậy có tiếp tục diễn ra hay không? Liệu rằng có đang diễn ra một sự tích tụ tâm lý, ức chế âm ỉ hay không?

Nếu câu trả lời là có, thì sự tích tụ tâm lý đó cần phải được tháo van bằng việc mở rộng cái "quyền được nổi giận" của người dân, thay vì bắt ép họ phải khép mình vào những thuật ngữ mơ hồ như "kỷ cương, phép nước", để rồi bùng nổ...

Chắc chắn Thái Nguyên không phải là trường hợp cá biệt.

Có lẽ ức chế tâm lý là có thật và việc "tháo ngòi" những ngọn lửa xung đột này phải là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải là nỗi lo về hình ảnh của VN trong mắt bạn bè quốc tế.

Liệu chúng ta có cho phép bản thân làm đẹp hình ảnh đất nước trên cuộc sống khó khăn của người dân? Và liệu rằng hình ảnh đó có xứng đáng để giữ gìn không khi chính bản thân chúng ta đang nghi kị, đổ lỗi cho nhau?

Theo Vietnamnet

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội: Siết chặt kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) - Nhờ tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

    21:00 | 28/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

    14:00 | 27/01/2025
  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

    11:03 | 23/01/2025
  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

    12:36 | 22/01/2025
  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

    12:26 | 22/01/2025
  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    22:33 | 21/01/2025
  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

    19:53 | 18/01/2025
  • Gia Lai: Hơn 2,7 tỷ đồng sai phạm tại huyện Chư Prông phải thu hồi

    (Xây dựng) - Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa công bố Kết luận Thanh tra, yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng do sai phạm tại các cơ quan trực thuộc UBND huyện Chư Prông. Kết luận này nêu rõ những hạn chế trong quản lý tài chính và đầu tư xây dựng tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

    23:03 | 15/01/2025
  • Năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam xử phạt nhiều đơn vị với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam đã phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính nhiều đối tượng vi phạm, với tổng số tiền xử phạt là 1,365 tỷ đồng, trong đó xử lý vi phạm về trật tự xây dựng là 1,04 tỷ đồng.

    21:30 | 15/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load