Thứ năm 25/04/2024 22:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

An toàn cho thủy điện!

19:27 | 27/10/2020

(Xây dựng) - Trong đợt lũ lịch sử vừa xảy ra ở miền Trung, một trong những vấn đề được nhiều người đề cập, đó là vấn đề an toàn cho các công trình thủy điện vừa và nhỏ.

an toan cho thuy dien
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Đây không phải là vấn đề mới nhưng vì đã xảy ra thảm họa liên quan đến hàng chục sinh mạng con người ở công trình thủy điện nho nhỏ Rào Trăng 3 (Huế) nên vấn đề này mới được cảnh tỉnh như vậy.

Đúng ra, không chỉ các công trình thủy điện vừa và nhỏ mới đặt ra vấn đề an toàn mà với các công trình thủy điện lớn, mục tiêu đầu tiên mà con người đặt ra ngay từ khi bắt tay xây dựng nó là phải “tuyệt đối an toàn”!

Lịch sử đã nhiều lần để lại cho loài người những bài học đắt giá.

Các thông tin ghi lại cho hay, đập Bản Kiều thuộc tỉnh Hà Nam (miền trung Trung Quốc) được xây dựng trên sông Nhữ vào đầu những năm 1950 như một phần của công trình chống lũ lụt và sản xuất điện. Năm 1975, cơn bão Nina đã tàn phá khu vực này với những trận mưa lớn nhất trong lịch sử. Lượng mưa trong cả năm đã đổ xuống chỉ trong 24 giờ khiến chiếc đập này không chống chịu nổi.

Thảm họa này gây ra một cơn sóng khổng lồ trải rộng gần 10 km, cao từ 3 - 7,5 m lao đi với vận tốc khoảng 48 km/giờ. Theo ước tính, có khoảng 170 - 240 nghìn người đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập này, tuy nhiên con số chính thức mà chính quyền công bố chỉ là 85.600 người chết.

Vào ngày 11/8/1979, đập Machchu - 2 nằm trên sông Machchu (Ấn Độ) đã bị vỡ, tạo ra một bức tường nước khổng lồ, quét qua thị trấn Morbi gây ra thiệt hại rất lớn khi số người thiệt mạng ước tính lên đến 25.000 người.

Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4 km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.

Trong vòng 20 phút, nước lũ đã dâng từ 3,7 m lên 9,1 m, nhấn chìm toàn bộ thị trấn công nghiệp Morbi nằm sau con đập 5 km. Trong quá trình tái xây dựng, con đập mới đã được tăng cường khả năng chịu đựng với lưu lượng lên đến 21.000 m3/s...

Nhắc lại những thông tin trên đây để thấy rằng, thủy điện có thể đem lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ về vấn đề an toàn của dự án thì cái giá mà con người phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều.

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load