Thứ bảy 27/04/2024 05:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tượng Trịnh Công Sơn bên bờ 'Biển nhớ' Quy Nhơn được dựng như thế nào?

14:55 | 15/10/2019

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng sống, học tập tại Quy Nhơn, và sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng tại đây. Với ý nghĩa đó, tỉnh Bình Định đã có chủ trương xây dựng tượng nghệ thuật nhạc sĩ họ Trịnh bên bờ "Biển nhớ" Quy Nhơn như một sự tri ân.


Tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ được xây dựng bên bờ biển Quy Nhơn. Ảnh: Tr.Định

Ngày 14/10, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể theo và Du lịch (VH&TT-DL) về việc xây dựng tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nổi tiếng của nền âm nhạc Việt Nam. Ông đã từng sống, học tập tại Trường Sư phạm Quy Nhơn (nay là Trường ĐH Quy Nhơn) Nhơn. Nhiều ca khúc nổi tiếng của Trịnh ra đời từ thành phố biển xinh đẹp này, như: Hoa buồn, Chiều Chủ nhật buồn, Vết lăn trầm, Nắng thủy tinh, Cát bụi...

Trong đó, đặc biệt nhất là ca khúc Biển nhớ. Sau này, ông thỉnh thoảng quay về Quy Nhơn để gặp lại bạn bè, ôn kỷ niệm xưa. TP Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung tự hào vì là nơi được nhạc sĩ quý mến.

Tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có chủ đề: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với tác phẩm "Biển nhớ" bên bờ biển Quy Nhơn. Cụ thể, tạc tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở độ tuổi trung niên, ngồi đánh đàn guitar, bên cạnh là tổng phổ bài hát Biển nhớ, có khắc nhạc và lời. Tượng cao 2,4m, bệ tượng cao 0,75m, chất liệu đá Bình Định. Tượng dự kiến đặt tại công viên bên bờ biển Quy Nhơn, đoạn gần Trường ĐH Quy Nhơn – nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng học.

Đến nay, tác giả thực hiện tượng đã chỉnh sửa, hoàn thiện phác thảo tượng nghệ thuật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tỉ lệ 1/1 bằng đất sét. Qua đó, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ VH&TT-DL xem xét, cho ý kiến về phác thảo và địa điểm xây dựng tượng để có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Theo TRƯƠNG ĐỊNH/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load