Thứ bảy 27/04/2024 04:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khai quật khảo cổ tại nhóm đền tháp Chăm Pô Đam, Bình Thuận

07:04 | 21/09/2013

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ khai quật đợt 2 tại khuôn viên nhóm đền tháp Chăm Pô Đam (Pô Tằm), xã Lạc Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, từ ngày 20/9-20/12/2013.


Nhóm đền tháp Chăm Pô Đam (Pô Tằm).

Diện tích khai quật là 706m² do ông Bùi Chí Hoàng, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, làm chủ trì khai quật.

Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Thuận giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.

Khi công bố kết quả của đợt khai quật các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định.

Được biết, nhóm đền tháp Chăm Pô Đam (Pô Tằm) nằm dưới chân núi Ông Xiêm cách thành phố Phan Thiết 11km về hướng Đông Bắc. Các kỹ thuật xây dựng cũng như kiến trúc nghệ thuật tương tự như Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư có niên đại nửa cuối thế kỷ 18. Tháp Pô Đam là nơi thực hiện các nghi lễ thờ cúng Vua Chăm. Nhóm đền tháp Chăm Pô Tằm được Nhà Nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1996.

Theo Chinhphu.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load